Ngày 21/07/2003, Chứng nhận hợp chuẩn vữa xây dựng – TCVN 4314:2003 được ban hành bởi Bộ Khoa học và Công nghệ. Tiêu chuẩn này áp dụng cho vữa sử dụng chất kết dính vô cơ, dùng để xây và hoàn thiện các công trình xây dựng. Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các loại vữa đặc biệt, như: vữa chịu axit, vữa chống phóng xạ, vữa xi măng – polyme, vữa không co ngót …
Nội dung bài viết
I. Vữa xây dựng
1: Một số thuật ngữ trong tiêu chuẩn:
- Vữa tươi (hỗn hợp vữa) (fresh mortar): là hỗn hợp của một hoặc nhiều chất kết dính vô cơ, cốt liệu nhỏ và nước, có thể hoặc không có phụ gia.
- Vữa khô trộn sẵn (premixed dry mortar): là hỗn hợp của một hoặc nhiều chất kết dính vô cơ, cốt liệu nhỏ, có hoặc không có phụ gia, được trộn sẵn ở trạng thái khô tại các cơ sở sản xuất.
- Vữa đóng rắn (hardened mortar): là trạng thái đã đóng rắn của vữa tươi.
2: Phân loại vữa
a) Theo chất kết dính sử dụng, vữa được phân làm 4 loại chính sau:
– Vữa xi măng – cát;
– Vữa vôi – cát;
– Vữa xi măng – vôi – cát;
– Vữa đất sét – xi măng – cát.
b) Theo khối lượng thể tích (pv) ở trạng thái đã đóng rắn, vữa được phân làm 2 loại:
– Vữa thường: có khối lượng thể tích lớn hơn 1500 kg/m3;
– Vữa nhẹ: có khối lượng thể tích không lớn hơn 1500 kg/m3.
c) Theo mục đích sử dụng, vữa được phân làm 2 loại:
– Vữa xây;
– Vữa hoàn thiện thô và mịn
d) Theo cường độ chịu nén, vữa gồm các mác M1,0; M2,5; M5,0; M7,5; M10; M15; M20; M30, trong đó:
– M là ký hiệu quy ước cho mác vữa;
– các trị số 1,0; 2,5; …; 30 là giá trị mác vữa tính bằng cường độ chịu nén trung bình của mẫu thử sau 28 ngày, MPa (N/mm2), xác định theo TCVN 3121- 6 : 2003.
II. Chứng nhận hợp chuẩn vữa xây dựng
1: Thủ tục chứng nhận vữa xây dựng
Để hồ sơ thầu được thêm điểm cạnh tranh. Doanh nghiệp sản xuất nên thực hiện chứng nhận hợp chuẩn vữa xây dựng theo TCVN 4313:2003
Thủ tục chứng nhận có thể lựa chọn 2 phương thức phổ biến.
- Phương thức 5 (giấy chứng nhận có giá trị 3 năm)
- Phương thức 7 (có giá trị cho lô hàng)
Xem thêm: Thủ tục chứng nhận hợp chuẩn
2: Yêu cầu kỹ thuật
a) Các chỉ tiêu chất lượng của vữa tươi được quy định trong bảng 1.
Bảng 1- Các chỉ tiêu chất lượng của vữa tươi
Tên chỉ tiêu |
Loại vữa |
||
Xây |
hoàn thiện |
||
thô |
mịn |
||
1. Kích thước hạt cốt liệu lớn nhất (Dmax), không lớn hơn |
5 |
2,5 |
1,25 |
2. Độ lưu động (phương pháp bàn dằn), mm, – Vữa thường – Vữa nhẹ |
165 – 195 145 – 175 |
175 – 205 155 – 185 |
175 – 205 155 – 185 |
3. Khả năng giữ độ lưu động, % không nhỏ hơn – Vữa không có vôi và đất sét – Vữa có vôi hoặc đất sét |
65 75 |
65 75 |
65 75 |
4. Thời gian bắt đầu đông kết, phút, không nhỏ hơn |
150 |
150 |
150 |
5. Hàm lượng ion clo trong vữa, %, không lớn hơn |
0,1 |
0,1 |
0,1 |
b) Vữa đóng rắn có các mác và cường độ chịu nén sau 28 ngày dưỡng hộ trong điều kiện tiêu chuẩn, được quy định ở bảng 2.
Bảng 2 – Mác vữa và cường độ chịu nén ở tuổi 28 ngày đêm dưỡng hộ ở điều kiện chuẩn
Mác vữa |
M 1,0 |
M 2,5 |
M 5,0 |
M 7,5 |
M 10 |
M 15 |
M 20 |
M 30 |
1. Cường độ chịu nén trung bình, tính bằng MPa (N/mm2), không nhỏ hơn |
1,0 |
2,5 |
5,0 |
7,5 |
10 |
15 |
20 |
30 |
3: Phương pháp thử
- Xác định kích thước hạt cốt liệu lớn nhất theo TCVN 3121-1 : 2003.
- Xác định độ lưu động theo TCVN 3121-3 : 2003.
- Xác định khả năng giữ độ lưu động theo TCVN 3121-8 : 2003.
- Xác định thời gian bắt đầu đông kết theo TCVN 3121-9 : 2003.
- Xác định cường độ chịu nén theo TCVN 3121-11 : 2003.
- Xác định khối lượng thể tích mẫu vữa đóng rắn theo TCVN 3121-10 : 2003.
- Xác định khối lượng ion clo trong vữa theo TCVN 3121-17 : 2003.
4: Ghi nhãn, bao gói, vận chuyển và bảo quản
Ghi nhãn
6.1.1 Vữa tươi trộn sẵn tại các trạm trộn khi xuất xưởng phải có giấy xác nhận chất lượng của nhà sản xuất, bao gồm các thông tin: thể tích mẻ trộn, thành phần vữa, độ lưu động, thời gian bắt đầu đông kết, khả năng giữ độ lưu động, mác vữa, hướng dẫn sử dụng, …
6.1.2 Vữa khô trộn sẵn được đóng bao hoặc chứa trong các xitéc chuyên dụng. Trên các xitéc, vỏ bao, phải có nhãn ghi rõ: tên sản phẩm, cơ sở sản xuất, khối lượng bao/xitéc, loại và mác vữa, số lô, thời hạn sử dụng, hướng dẫn sử dụng.
Bao gói
6.2.1 Bao vữa khô trộn sẵn được làm bằng vật liệu cách ẩm, đảm bảo bền, không rách vỡ trong quá trình vận chuyển.
6.2.2 Khối lượng mỗi bao do nhà sản xuất qui định là 5kg, 10kg, 20kg hoặc 50kg, nhưng sai lệch khối lượng phải đảm bảo không lớn hơn 2%.
Vận chuyển
Vữa tươi trộn sẵn tại trạm trộn được vận chuyển đến công trường bằng phương tiện chuyên dụng. Vữa khô trộn sẵn được vận chuyển đến nơi sử dụng bằng mọi phương tiện đảm bảo có che chắn, chống mưa và ẩm ướt.
Bảo quản
Vữa khô trộn sẵn được bảo quản trong xitéc chuyên dụng. Bao vữa khô được bảo quản trong kho có tường bao và mái che, nền kho phải khô ráo. Vữa khô trộn sẵn được bảo hành chất lượng 60 ngày, kể từ ngày sản xuất.
Tài liệu tham khảo :TCVN 4313:2003
III.Công bố chứng nhận hợp chuẩn vữa xây dựng
1: Công bố hợp chuẩn vữa xây dựng
- Là hoạt động sau khi được chứng nhận vữa xây dựng. Doanh nghiệp thông báo với cơ quan chức năng địa phương (chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng) rằng: Sản phẩm của Chúng tôi phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng.
- Hồ sơ và thủ tục công bố hợp chuẩn căn cứ theo Thông tư 28:2018/TT-BKHCN.
Xem thêm: Thủ tục công bố hợp chuẩn
Lưu ý: Sản phẩm cần được ghi nhãn đáp ứng nghị định số 43:2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa
- Định lượng;
- Thông số kỹ thuật;
- Tháng sản xuất;
- Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản;
- Thông tin cảnh báo (nếu có).
2: Chi phí chứng nhận keo vữa xây dựng
- Chi phí thẩm định đánh giá hệ thống đảm bảo chất lượng.
- Chi phí kiểm nghiệm mẫu sản phẩm (kiểu loại).