Hướng dẫn hoàn thiện báo cáo kiểm kê khí nhà kính theo mẫu số 06 nghị định 06:2022/NĐ-CP tham chiếu IPCC và tiêu chuẩn ISO 14064-1:2018.
Nội dung bài viết
1.Nhu cầu hoàn thiện báo cáo kiểm kê khí nhà kính
- Bạn đang được giao nhiệm vụ hoàn thiện báo cáo kiểm kê KNK để gửi Cơ quan quản lý theo Quyết định 01:2022/QĐ- TTg – Danh mục lĩnh vực, Cơ sở phát thải KNK phải thực hiện kiểm kê KNK;
- Đối tác yêu cầu hoàn thiện Greenhouse Gas Report;
- Hoặc chuyên gia cần tham khảo thông tin về phương pháp lập báo cáo.
Bài viết được tổng hợp dựa trên các hướng dẫn của IPCC (Ủy ban liên chính phủ biến đổi khí hậu), EPA – Cơ quan bảo vệ Môi sinh Hoa Kỳ, tiêu chuẩn ISO 14064-1 và các văn bản hướng dẫn luật liên quan.
2 Các nội dung cần có trong báo cáo GHG
I. Thông tin của cơ sở thực phải thực hiện báo cáo kiểm kê khí nhà kính
1.Tên cơ sở: Công ty TNHH điện tử Hony Việt Nam
Địa chỉ: Lô A, KCN… Xã…, huyện… tỉnh…, Việt Nam
Giấy phép kinh doanh số: 01…..
2. Thông tin về người đại diện trước pháp luật
Tổng Giám Đốc: Lee Kang…
3. Thông tin về lĩnh vực hoạt động sản xuất và kinh doanh: Sản xuất linh kiện điện tử
II. Thông tin về cơ sở báo cáo GHG
1. Ranh giới và phạm vi hoạt động của cơ sở
Ranh giới của tổ chức
- Trụ sở
- Địa chỉ hoạt động
- Cơ cấu tổ chức
Ranh giới báo cáo
Phạm vi tính toán khí nhà kính bao gồm:
- Lượng phát thải khí nhà kính trực tiếp (Nhóm a). Ví dụ đốt cháy thiết bị cố định (xăng, dầu, than, củi…) để vận hành máy móc sản xuất (máy phát điện, lò hơi…)và kinh doanh. Đốt cháy cháy thiết bị di động (xe cơ giới, xe tải, tàu thủy, máy bay… đầu máy xe nâng).
- Lượng phát thải giáp tiếp từ năng lượng mua ngoài (Nhóm b). Ví dụ: Điện, khí nén, hơi nước…;
- Lượng phát thải gián tiếp từ hoạt động vận chuyển (Nhóm c). Ví dụ: Nguyên liệu vận chuyển hàng hóa, rò rỉ dung môi chất lạnh từ phương tiện vận chuyển…;
- Lượng phát thải gián tiếp từ các sản phẩm được sử dụng bởi Công ty (Nhóm d). Ví dụ: Nguyên liệu sản xuất: Hạt nhựa, mực in, bao bì carton…;
- Lượng phát thải gián tiếp liên quan đến sử dụng sản phẩm từ Công ty (Nhóm e). Ví dụ: Sản phẩm sắt, thép, xi măng, phân bón, phương tiện vận tải…;
- Lượng phát thải gián tiếp khác (không thuộc 5 nguồn trên, Nhóm f).
2. Cơ sở hạ tầng, công nghệ và hoạt động của cơ sở phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính.
- Kết cấu nhà xưởng
- Hệ thống PCCC, xử lý chất thải – khí thải…
- Danh mục máy móc thiết bị trong nhà xưởng và văn phòng
- Công nghệ thiết bị sản xuất và kinh doanh.
3. Các nguồn phát thải, bể hấp thụ khí nhà kính trong phạm vi hoạt động của cơ sở
4. Hệ thống thông tin, dữ liệu về phát thải khí nhà kính của cơ sở, xác định nguyên nhân các hạn chế trong kiểm kê khí nhà kính của cơ sở.
Thông tin và dữ liệu về phát thải khí nhà kính của cơ sở được thu thập từ các nguồn
- Dữ liệu hoạt động của cơ sở (Lượng nguyên liệu tiêu thụ, quãng đường di chuyển của phương tiện di động, số lượng thiết bị lạnh sử dụng đi kèm công suất, số lượng thiết bị PCCC trong cơ sở).
- Dữ liệu từ các hướng dẫn của Cơ quan quản lý nhà nước: Quyết định 2626/QĐ-BTNMT công bố danh mục hệ số phát thải, hệ số phát thải lưới điện Quốc Gia.
- Dữ liệu từ các hướng dẫn của IPCC phiên bản năm 2006 và 2019 , EPA.
Nguyên nhân các hạn chế trong kiểm kê khí nhà kính của cơ sở:
- Nguồn lực hạn chế, tốn kém chi phí (máy móc thiết bị, năng lực người thực hiện)
- Dữ liệu thu thập có độ không đảm bảo đo do phương pháp, thiết bị đo lường hoặc mô hình định lượng…
III. Kết quả thực hiện báo cáo kiểm kê khí thải nhà kính
1. Mô tả phương pháp kiểm kê GHG (phương pháp thu thập số liệu, hệ số phát thải)
Công thức thường dùng để tính toán lượng phát thải KNK:
Phát thải KNK = Hệ số phát thải x Dữ liệu hoạt động (CO2 tương đương)
(GHG Emission = Emission factor x Activity data)
Phát thải KNK từ hoạt động đốt nhiên liệu
TPTF = ∑ (ADF,I * EFF,I * GWPI ) / 1000
– TPTF là tổng phát thải CO2 tương đương của KNK i trực tiếp từ hoạt động đốt nhiên liệu F (tấn CO2tđ);
– i là loại KNK được kiểm kê;
– F là loại nhiên liệu sử dụng cho hoạt động đốt tạo ra năng lượng;
– ADF là lượng tiêu thụ nhiên liệu F (TJ);
– EFF,i là hệ số phát thải của KNK i đối với loại nhiên liệu F (kg/TJ);
– GWPi là hệ số tiềm năng nóng lên toàn cầu của KNK i, áp dụng theo hướng dẫn mới nhất của IPCC.
Ví dụ 1: Tính tổng lượng KNK phát thải than đá dùng cho lò hơi trong năm 18.140 tấn.
Ta có:
AD = 18.140/ 10^3 * 26,7 (Nhiệt trị của than đá) = 484,34 TJ
EF CO2 = 98.300/ CH4 =1 / N20 = 1,5
GWP CH4 = 27,9/ GWP N20 =273
TPT than đá = (484,34 * 98.300 + 484,34 * 1 *27,9 + 484,34 * 1,5 *273)/10^3 = 47.822,27 Tấn CO2e
Phát thải khí nhà kính từ rò rỉ từ thiết bị và quá trình sản xuất kinh doanh môi chất lạnh
TPTmcl = ∑ (ADj * GWPj)/1000
Trong đó:
– TPTmcl là tổng lượng phát thải KNK từ rò rỉ các môi chất lạnh j (tấn CO2tđ);
– j là môi chất lạnh j;
– ADj là lượng môi chất lạnh j mua bổ sung hàng năm (kg);
– GWPj là hệ số tiềm năng nóng lên toàn cầu của môi chất lạnh j, áp dụng theo hướng dẫn mới nhất của IPCC.
Ví dụ 2: Tính tổng lượng KNK phát thải từ môi chất lạnh được bổ sung tháng 2 năm 2024 như sau: R-404A là 50kg
GWP = HFC-125/HFC-143a/HFC134a (44.0/52.0/4.0) = 3740*0.44+5810*0.52+1530*0.04 = 4728
ADj = 50kg
TPTmcl = 4728 * 50 / 10^3 = 236,4 tấn CO2e
Phát thải KNK gián tiếp từ việc tiêu thụ điện mua từ bên ngoài
TPTĐ = ADn * EFn
Trong đó:
– TPTĐ là tổng phát thải CO2 gián tiếp từ hoạt động sử dụng điện năng mua từ nguồn n (tấn CO2tđ);
– n là nguồn mua điện của Cơ sở, các nguồn gồm: điện lưới, điện tự sản xuất và điện mua trực tiếp;
– ADn là tổng lượng điện năng tiêu thụ mua từ nguồn n (MWh);
– EFn là hệ số phát thải CO2 từ nguồn n (tấn CO2tđ/MWh) do đơn vị bán điện cung cấp kèm theo tài liệu minh chứng. Trường hợp điện mua từ điện lưới, EFn là hệ số phát thải của lưới điện quốc gia do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố cho năm tính toán.
Ví dụ: Tính lượng KNK phát thải trong tháng 01 năm 2024 biết tổng lượng điện tiêu thụ mua vào là 50.000 KWh
AD = 50.000
EF = 0,7221 (tấnCO2e/MWh)
TPTĐ = 50.000 * 0,7221 *10^-3 = 36,39 tấn CO2e
2. Số liệu hoạt động liên quan đến phát thải khí nhà kính của cơ sở
Tùy thuộc vào tính khả thi của việc thu thập dữ liệu mà các số liệu hoạt động của từng nguồn phát thải sẽ được thống kê cụ thể. Ví dụ:
STT |
Nguồn phát thải |
Dữ liệu hoạt động |
Đơn vị tính |
1. |
Dầu DO cho xe vận chuyển nội bộ |
Khối lượng sử dụng |
L |
2. |
Khí LPG cho nấu ăn |
Khối lượng sử dụng |
Kg |
3. |
Môi chất lạnh bổ sung |
Khối lượng bổ sung |
Kg |
4. |
Phân bón sử dụng |
Khối lượng sử dụng, loại Phân bón sử dụng |
Kg |
5. |
Lượng điện tiêu thụ |
Số điện |
KWh |
3. Kết quả kiểm kê khí nhà kính của cơ sở
Tổng lượng phát thải khí nhà kính từ các nguồn trực tiếp và gián tiếp là:
47.822,27 + 236,4 +36,39 = 48.095,06 tấn CO2e
4. Độ tin cậy, tính đầy đủ, độ không chắc chắn của thông tin, số liệu về phát thải khí nhà kính và kết quả báo cáo
Độ không đảm bảo của kết quả kiểm kê phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có thể kể đến:
- Tính hoàn thiện của báo cáo;
- Mô hình và phương pháp định lượng sử dụng;
- Thiết bị đo lường thống kê có độ sai lệnh so với thực tế;
- Hệ số phát thải sử dụng (Hệ số Quốc gia hoặc Quốc tế);
- Dữ liệu hoạt động.
PAMV sẵn sẵng chia sẻ thông tin hữu ích và hướng dẫn kiểm kê khí nhà kính. Hãy nhắn tin cho Chúng tôi nếu bạn cần giải đáp những điều mong muốn. Cám ơn vì bạn chia sẻ bài viết tới những người quan tâm!