Chứng nhận RBA (Bộ quy tắc ứng xử của liên minh doanh nghiệp có trách nhiệm) phiên bản mới nhất 8.0 năm 2024: Nếu bạn đang tham gia vào chuỗi cung ứng cho các Công ty điện tử trên thế giới (Samsung, Dell, HP…) hãy xem xét 05 Quy tắc quan trọng, các cam kết tuân thủ dưới đây về trách nhiệm xã hội phải đáp ứng.
Nội dung bài viết
Giới thiệu về tổ chức Responsible Business Alliance – RBA
Liên minh Doanh nghiệp có Trách nhiệm (RBA), tiền thân là Liên minh Công dân Công nghiệp Điện tử (EICC), là tổ chức phi lợi nhuận bao gồm các công ty điện tử, bán lẻ, ô tô và đồ chơi . Các thành viên RBA cam kết và chịu trách nhiệm về Bộ quy tắc ứng xử chung và sử dụng nhiều công cụ đánh giá và đào tạo của RBA để hỗ trợ cải tiến liên tục trách nhiệm xã hội, môi trường và đạo đức trong chuỗi cung ứng của họ.
Tiêu chuẩn chứng nhận RBA
Bộ Quy Tắc Ứng Xử Của Liên Minh Doanh Nghiệp Có Trách Nhiệm (Responsible Business Alliance, RBA) thiết lập các tiêu chuẩn để đảm bảo rằng các điều kiện làm việc trong chuỗi cung ứng là an toàn và hoạt động kinh doanh được tiến hành một cách có trách nhiệm, có đạo đức, tôn trọng quyền con người và môi trường.
Các quy định của Bộ Quy Tắc này bắt nguồn từ và tôn trọng các tiêu chuẩn được quốc tế công nhận, bao gồm:
• Hướng Dẫn Của OECD Dành Cho Các Doanh Nghiệp Đa Quốc Gia;
• Các Nguyên Tắc Hướng Dẫn của Liên Hợp Quốc về Kinh Doanh và Quyền Con Người;
• Tuyên Bố của ILO về các Nguyên Tắc và Quyền Cơ Bản tại Nơi Làm Việc;
• Các Công ước Cơ bản của ILO;
• Tuyên Ngôn Nhân Quyền Quốc Tế của Liên Hợp Quốc.
Bộ quy tắc RBA (05 phần)
PHẦN A – LAO ĐỘNG | PHẦN B – SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN | PHẦN C – MÔI TRƯỜNG | PHẦN D – ĐẠO ĐỨC | PHẦN E – HỆ THỐNG QUẢN LÝ |
A.0 Yêu cầu chung A.1 Tự do lựa chọn việc làm A.2 Lao động trẻ tuổi A.3 Giờ làm việc A.4 Tiền Lương và Phúc lợi A.5 Đối xử nhân đạo A.6 Không phân biệt đối xử/ Không quấy rối A.7 Tự do lập hội |
B.0 Yêu cầu chung B.1 An toàn lao động B.2 Chuẩn bị cho các tình huống khẩn cấp B.3 Thương tích và bệnh nghề nghiệp B.4 Vệ sinh công nghiệp B.5 Công việc đòi hỏi thể chất B.6 Bảo vệ máy móc B.7 Vệ sinh, Thực phẩm và nhà ở B.8 Phổ biến và sức khỏe và An toàn |
C.0 Yêu cầu chung C.1 Giấy phép và Báo cáo Môi trường C.2 Phòng chống ô nhiễm và giảm sử dụng tài nguyên C.3 Các chất độc hại C.4 Chất thải rắn C.5 Phát thải ra không khí C.6 Hạn chế vật liệu C.7 Quản lý nước C.8 Tiêu thụ năng lượng và phát thải khí nhà kính |
D.0 Yêu cầu chung D.1 Liêm chính trong Kinh doanh D.2 Lợi thế không chính đáng D.3 Công bố thông tin D. 4 Tài sản Sở hữu trí tuệ D.5 Kinh doanh, quảng cáo và cạnh tranh công bằng D.6 Bảo vệ danh tính và không trả đũa D.7 Tìm nguồn cung ứng khoáng sản có trách nhiệm D.8 Quyền riêng tư |
E.0 Yêu cầu chung E.1 Cam kết của Công ty E.2 Trách nhiệm và trách nhiệm giải trình của Ban quản trị E.3 Yêu cầu pháp lý và của Khách hàng E.4 Đánh giá Rủi ro và Quản lý rủi ro E.5 Mục tiêu cải thiện E.6 Đào tạo E.7 Trao đổi thông tin E.8 Phản hồi, tham gia và khiếu nại của nhân viên E.9 Kiểm soát và đánh giá E.10 Quy trình hành động khắc phục E.12 Trách nhiệm của nhà cung cấp |
Tiêu chuẩn RBA phiên bản 8.0 Tiếng Việt
Cấp chứng chỉ RBA
Ba cấp độ tuân thủ của RBA
Chương trình đánh giá xác thực VAP được thực hiện bởi các Tổ chức Chứng nhận RBA (Bên thứ 3 được Ủy quyền) nhằm xác định việc tuân thủ bộ quy tắc ứng xử.
Chương trình công nhận VAP được chia làm 3 cấp độ tuân thủ:
- Bạch kim: dành cho các tổ chức có điểm VAP tối thiểu là 200 và đã đóng tất cả các phát hiện Ưu tiên, Không phù hợp nặng và không phù hợp nhẹ.
- Vàng: dành cho các tổ chức có điểm VAP tối thiểu là 180 và đã đóng tất cả các phát hiện Ưu tiên và không phù hợp nặng.
- Bạc: dành cho các tổ chức có điểm VAP tối thiểu là 160 và đã đóng tất cả các kết quả Ưu tiên.
Trong đó các điểm không phù hợp được phân loại như sau.
- Không phù hợp ưu tiên (Priority Non-conformance): Là các phát hiện có nguy cơ sắp xảy ra đối với tính mạng, sức khỏe, cơ sở vật chất, môi trường hoặc cộng đồng. Hoặc vi phạm đạo đức nghiêm trọng.
- Không phù hợp nặng (Major non-conformance): Là các phát hiện vi phạm luật hiện hành hoặc lỗi hệ thống (cùng một sự cố xảy ra nhiều lần hoặc nhiều sự cố tại cùng một lúc. Tình trạng không phù hợp trong đó bằng hoặc lớn hơn 20 % tổng số mẫu bị ảnh hưởng.
- Sự không phù hợp nhẹ (Minor non-conformance): Là các sự việc xảy ra một lần, khó có thể lặp lại. Tình huống không phù hợp trong đó ít hơn 20% tổng số mẫu.
Tổ chức đánh giá RBA
Hiện tại RBA chỉ định cho 16 tổ chức đánh giá tuân thủ trên khắp các nước trên thế giới. Bạn có thể tham khảo danh sách tại đây
Quy trình đăng ký RBA – VAP
- Yêu cầu đánh giá VAP cần được thực hiện trực tiếp bởi Khách hàng với RBA mà không thông qua bất kỳ bên thứ 3 nào cầu nối.
- Bạn có thể gửi yêu cầu đề nghị đánh giá tuân thủ và RBA sẽ chỉ định một tổ chức tại nước Sở tại hoặc gần nhất để thực hiện kiểm tra sự tuân thủ.
- Ngoài ra bạn cùng có thể yêu cầu bên Buyer đề nghị với RBA về hoạt động đăng ký đánh giá tuân thủ.
Chi phí cấp chứng chỉ RBA
- Như hướng dẫn trên: Chi phí đăng ký chứng nhận doanh nghiệp sẽ thanh toán trực tiếp cho RBA theo bản báo giá VAP đã được gửi.
- Ước chừng khoảng Chi phí cho một quy mô nhỏ có thể giao động từ 4000 – 6000 USD.
Đánh giá NON-VAP
- Nếu đối tác của bạn chỉ cần report đánh giá tuân thủ của bên thứ 3, bạn có thể liên hệ sang tổ chức Chứng nhận để yêu cầu dịch vụ đánh giá NON-VAP. Chi phí cho hoạt động này thông thường sẽ tiết kiệm hơn so với VAP.
- Tuy nhiên hãy tham khảo kỹ yêu cầu của Buyer để lựa chọn tổ chức đánh giá RBA phù hợp.
Dịch vụ của PAMV
Bạn có thể tự thực hiện chuẩn bị các điều kiện phần cứng (setup cơ sở hạ tầng) và phần mềm (hệ thống quy trình trách nhiệm xã hội) đáp ứng 05 bộ tiêu chí của RBA. Hoặc tìm kiếm một đơn vị giúp em chuẩn bị các điều kiện tuân thủ.
Dịch vụ của PAMV bao gồm:
- Hướng dẫn cải tạo, chuẩn bị các điều kiện phần cứng: Hệ thống PCCC, PPE…
- Chỉ dẫn đáp ứng các nghĩa vụ tuân thủ: Môi trường, PCCC, An toàn lao động…
- Hướng dẫn/ xây dựng hệ thống quy trình Bộ quy tắc ứng xử của liên minh doanh nghiệp có trách nhiệm;
- Đào tạo nhận thức chung về tiêu chuẩn và đánh giá viên nội bộ;
- Hướng dẫn đăng ký đánh giá RBA;
- Chỉ dẫn đóng các NC phát hiện sau hoạt động đánh giá.
Một số văn bản pháp luật liên quan về Trách nhiệm xã hội
- Bộ Luật lao động: 45/2019/QH14
Luật an toàn vệ sinh lao động: 84/2015/QH13
Nghị định số 39/2016/NĐ-CP
Nghị định số 44/2016/NĐ-CP
Thông tư 19/2016/TT-BYT (30/06/2016)
Luật phòng cháy chữa cháy: 27/2001/QH10
Luật Bảo vệ môi trường: 72/2020/QH14
Luật Bảo hiểm xã hội 2014: 58/2014/QH13
Luật bảo hiểm y tế bổ sung : 46/2014/QH13
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào cần giải đáp về chứng nhận RBA: Hãy nhắn tin qua Fanpage hoặc zalo PAMV để được trợ giúp.
Tài liệu chia sẻ Sổ tay RBA