Tham vấn là gì và tham gia là gì. Hướng dẫn tham vấn và tham gia của người lao động trong tiêu chuẩn ISO 45001:2018. Cập nhật các văn bản pháp luật Việt Nam mới nhất liên quan đến đối thoại tại nơi làm việc.
Nội dung bài viết
I. Sự tham vấn trong ISO 45001
Trước khi đi vào khái niệm Sự tham vấn là gì. Chúng ta cùng hiểu rõ 2 vấn đề quan trọng là: Người lao động và sự tham gia
1) Người lao động
Định nghĩa: là người thực hiện công việc hoặc hoạt động liên quan đến công việc thuộc sự kiểm soát của tổ chức. Bao gồm tất cả:
- Lãnh đạo cao nhất.
- Người quản lý.
- người lao động trực tiếp, người làm thời vụ.
- Nhà thầu.
Tại sao tiêu chuẩn ISO 45001 lại đề cập đến nhiều đối tượng như vậy. Trong tháp nhu cầu của Maslow thì “an toàn” thuộc tầng thứ 2. Ai cũng có nhu cầu được an toàn vì họ đều có thể đối mặt mối nguy sức khỏe và tinh thần. Trách nhiệm của tổ chức là đảm bảo cho họ được an toàn và tránh được rủi ro về bệnh tật.
2) Sự tham gia
Định nghĩa: Sự tham gia vào việc ra quyết định. Bao gồm cả:
⇒ Tham gia vào Ban An toàn và vệ sinh lao động.
⇒ Tham gia vào Ban đại diện người lao động (công đoàn).
Tại sao tiêu chuẩn lại nói đến sự tham gia. Trở lại phần 1 nói về “người lao động”, nếu mọi người đều có nhu cầu an toàn thì họ đều có quyền trong những quyết định có liên quan của tổ chức.
- Ví dụ: Tất cả các bộ phận trong công ty đều tham gia vào hoạt động nhận diện các rủi ro về An toàn lao động. Người lao động cũng có quyền đóng góp các ý kiến biện pháp An toàn lao động.
3) Sự tham vấn là gì
Định nghĩa: Hỏi ý kiến trước khi đưa ra quyết định.
- Ví dụ: Tổ chức muốn thay thế thiết bị bảo hộ cá nhân (PPE) cũ bằng những loại mới. Cần có biểu quyết của người lao động trực tiếp đang sử dụng thiết bị này.
II. Sự tham vấn và tham gia của người lao động trong ISO 45001
1) Tham vấn và tham gia của người lao động
Yêu cầu của điều khoản 5.4 tiêu chuẩn ISO 45001
- Tổ chức phải thiết lập, thực hiện và duy trì (các) đối thoại tại nơi làm việc của người lao động tại các cấp và bộ phận chức năng thích hợp và đại diện người lao động (nếu có). Trong việc xây dựng, hoạch định, thực hiện, đánh giá kết quả và hành động để cải tiến hệ thống quản lý OH&S.
Giải thích về yêu cầu này
- Bối cảnh của tổ chức thay đổi liên tục từ luật pháp, điều kiện môi trường làm việc, nhu cầu mong đợi các bên quan tâm. Nếu quá trình xin ý kiến và biểu quyết không được duy trì thì các biện pháp và đối sách sẽ không tương xứng.
- Ví dụ: Trước khi đại dịch Covid -19 càn quét toàn cầu. Một doanh nghiệp về công nghệ thông tin yêu cầu 100% nhân viên làm việc trực tiếp tại trụ sở. Tuy nhiên từ tháng 06/2020 sau khi hỏi ý kiến và biểu quyết của người lao động. Công ty quyết định cho 50% số nhân sự được làm việc tại nhà và thay đổi luân phiên.
- Việc tham vấn và tham gia là tránh nhiệm của tất cả “người lao động” trong tổ chức. Mối nguy về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp ở mỗi bộ phận là khác nhau. Nếu quá trình này chỉ cần bỏ sót một bộ phận nào đó, thì kết quả của cả hệ thống chắc chắn cũng không đáp ứng.
- Ví dụ: Sau khi đối thoại với người lao động tại cơ sở. Bệnh viện A đã tiêm vacxin Covid 19 cho toàn bộ Đội ngũ y bác sỹ, ban dịch vụ. Nhưng bệnh viện lại bỏ quên bên nhà thầu vệ sinh công nghiệp.
2) Thực hiện tham vấn và tham gia như thế nào
Tiêu chuẩn ISO 45001 nêu lên một số yêu cầu cần thực hiện
a) Cung cấp cơ chế, thời gian, đào tạo và nguồn lực cần thiết đối với việc tham vấn và tham gia.
- Bằng cách: Xây dựng thủ tục (quy định tần suất, tránh nhiệm, cách thức thực hiện…). Đào tạo và hướng dẫn người lao động thực hiện các hoạt động đối thoại tại nơi làm việc.
b) Cung cấp việc tiếp cận kịp thời các thông tin rõ ràng, dễ hiểu và có liên quan về hệ thống quản lý OH&S.
- Bằng cách: Phổ biến, đào tạo về chính sách tới từng đối tượng người lao động.
c) Xác định và loại bỏ những trở ngại hoặc rào cản đối với việc tham gia và giảm thiểu các trở ngại, rào cản mà không thể loại bỏ.
- Bằng cách: Xây dựng các chính sách khuyến khích tham gia của người lao động. Biện pháp bảo vệ người lao động tránh bị trả thù hoặc kỳ thị phân biệt trình độ.
d) Nhấn mạnh việc tham vấn của người lao động không làm công tác quản lý về các nội dung: Xác định nhu cầu và mong đợi các bên quan tâm, thiết lập chính sách và mục tiêu OH&S.
- Bằng cách: Đưa vai trò và gắn trách nhiệm của “người lao động” trong hoạt động đã xác định (trách nhiệm xây dựng chính sách, mục tiêu…).
e) Nhấn mạnh việc tham vấn của người lao động không làm công tác quản lý về các nội dung: Xác định cơ chế đối với việc đối thoại tại nơi làm việc, nhận diện mối nguy và đánh giá rủi ro và cơ hội, xác định hành động tương xứng.
- Bằng cách: Xây dựng thủ tục tham vấn và tham gia của người lao động.
3. Những văn bản pháp luật liên quan
- Hướng dẫn 1360/HD-TLĐ ngày 28/08/2019 của Tổng liên đoàn lao động Việt nam “Hướng dẫn Công đoàn tham gia xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc”.
- Luật lao động số: 45/2019/QH14 ngày 20 tháng 11 năm 2019.
- Nghị định Số: 145/2020/NĐ-CP ngày 14 /12/2020 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung về điều kiện lao động và quan hệ lao động (Chi tiết tại Chương V: Đối thoại tại nơi làm việc).
⇒ Trong điều 38 nghị định 145/2020/NĐ-CP có nêu “người sử dụng lao động” cần thực hiện đối thoại với “người lao động” ít nhất 1 năm/1 lần. Và khi có yêu cầu của các bên liên quan.
⇒ Số lượng “người lao động” tham gia đối thoại tối thiểu 03 người với doanh nghiệp < 50 người.
Kết luận: Hi vọng qua bài viết này Bạn đọc hiểu rõ hơn tầm quan trọng của tham vấn và tham gia. Và chuẩn bị phương án đối thoại tại nơi làm việc đúng quy định về Luật lao động.
Xem thêm các bài viết về ISO 45001:2018.