Chứng nhận halal là gì? Những thực phẩm nào được coi là Halal (được phép) và Haram (bị cấm). Ba (03) bước để đạt được giấy chứng chỉ bạn cần biết để thực hiện.
Thị trường Halal với 2 tỷ người rất tiềm năng, quy mô nền kinh tế Halal toàn cầu đạt tới 7.000 tỷ USD năm 2022, dự kiến tăng lên 10.000 Tỷ trước năm 2030. Nếu bạn đang có dự định xuất khẩu sản phẩm của mình sang những nước Đạo Hồi. Hãy tìm hiểu kỹ nhưng yêu cầu sau để đáp ứng nhé.
Nội dung bài viết
Chứng nhận halal
Halal
Là một từ trong tiếng Ả Rập được dịch là “được phép”. Thuật ngữ này gắn liền với luật ăn kiêng của người Hồi Giáo và đặc biệt là thịt được chế biến và chuẩn bị phù hợp với những yêu cầu đó.
Người Hồi Giáo thường coi thực phẩm là Halal trừ khi nó bị cấm, thực phẩm halal là những thực phẩm:
- Được chế tạo, sản xuất, chế tạo, xử lý và lưu trữ bằng máy móc, thiết bị và/hoặc đồ dùng đã được làm sạch theo luật Hồi giáo.
- Không có bất kỳ thành phần nào mà người Hồi giáo bị cấm ăn theo luật Hồi giáo.
- Thịt Halal phải đến từ một nhà cung cấp sử dụng thực hành Halal. Dhabīḥah là phương pháp giết mổ quy định đối với tất cả các nguồn thịt, ngoại trừ cá và các sinh vật biển khác, theo luật Hồi giáo. Phương pháp giết mổ động vật này bao gồm việc sử dụng một con dao sắc để rạch một đường cắt phía trước cổ họng , thực quản và tĩnh mạch cảnh nhưng không cắt tủy sống. Đầu của một con vật bị giết mổ bằng phương pháp halal phải được sắp xếp theo qiblah (hướng mặt của người Hồi giáo khi cầu nguyện). Ngoài hướng dẫn, những động vật được phép nên bị giết thịt khi thốt ra lời cầu nguyện Hồi giáo Bismillah .(nguồn wiki)
Haram
- Trái ngược với Halal chính là Haram (bị cấm). Khái niệm này dành cho các sản phẩm mà người Hồi giáo sẽ không sử dụng khi làm thực phẩm hàng ngày.
- Ví dụ phổ biến nhất về Haram đó là thịt lợn (heo).
Những loại thực phẩm nào là Halal và Haram
Đối tượng |
Ví dụ |
Halal |
Haram |
Thực vật/nguyên liệu xuất phát từ thực vật chỉ qua sơ chế đều là Halal (trừ thực vật có độc tố) |
Các loại ngũ cốc, rau củ quả, gia vị |
x |
|
Động vật dưới nước đều là Halal |
Thủy sản, hải sản |
x |
|
Động vật hoang dã |
Động vật hoang dã không được giết mổ theo luật Sharia hoặc bị chết hoặc bị nhiễm bẩn bởi các động vật không được phép theo quy định của luật lệ đạo Hồi Sharia |
|
x |
Lợn/heo, lừa, la, voi, khỉ và các loài tương tự |
|
x |
|
3.Động vật ăn thịt và loài tương tự Chim có móng vuốt hoặc chim săn mồi và loài tương tự 2. Loài gặm nhấm, bò sát, vật gây hại và loài tương tự 3. |
Chó, cáo, báo, gấu, mèo ngoại trừ linh cẩu Đại bàng, chim kền kền, chim ưng và quạ |
|
x |
4.Bọ cạp và các loại côn trùng, các loài giun và các động vật bị cấm giết hại theo luật lệ đạo Hồi Sharia và các loài tương tự 4. Các sinh vật bị tránh xa và loài tương tự |
Chuột, rết, rắn, thằn lằn, tắc kè hoa, nhím, dơi |
||
5. Các động vật được nuôi bằng tạp chất ngoại trừ các loại được nhốt và nuôi bằng các thức ăn được cho phép theo luật Sharia trong khoảng thời gian dưới 3 ngày |
Kiến, ong, chim gõ kiến, chim đầu rìu, ngoại trừ châu chấu và những thứ không thể tránh được như một số bộ phận của ong bị dính mật ong |
||
Rượu/ bia |
|
x |
|
Đồ uống và thức dùng qua đường uống Các đồ uống hoặc thuốc nhiễm độc, có hại hoặc làm suy giảm sức khoẻ |
|
x |
|
Thực phẩm biến đổi gen Là các thực phẩm được chế biến từ các bộ phận biến đổi gen nhờ kỹ thuật công nghệ gen tạo ra từ một hoặc nhiều giống cây/con bị cấm sử dụng hoặc từ một trong số những giống cây/con bị cấm sử dụng |
|
x |
|
Chất phụ gia thực phẩm: Tất cả các chất phụ gia thực phẩm được chế biến từ các nguyên liệu đã liệt kê trong bảng này: Ví dụ Phẩm màu – mã số E120, L-Cysteine monohydrochloride – Mã E920, Vanilla Extract, Alcohol, Ethyl Alcohol… |
|
x |
Chứng chỉ halal là gì
Cơ quan cấp chứng chỉ
Halal certification được cấp bởi các cơ quan pháp lý của các nước mà người Hồi Giáo là đa số. Còn lại ở các nước khác có thể bao gồm các Tổ chức phi chính phủ thực hiện công việc này. Giấy chứng nhận như một cam kết rằng các sản phẩm của doanh nghiệp tuân thủ các yêu cầu luật ăn kiêng của người Đạo hồi.
Hội đồng chứng nhận Halal thế giới (World Halal Council)
Được thành lập tại Jakarta (Indonexia) vào năm 1999 bởi liên đoàn của các tổ chức chứng nhận trên toàn thế giới. Tổ chức này ra đời với mục đích xây dựng hài hòa quy trình chứng nhận và công nhận toàn cầu.
- Ở Mỹ có 02 tổ chức Chứng nhận Halal là HMS và HFSAA.
- Tại Việt Nam cũng có những tổ chức cấp Chứng nhận Halal. Bạn có thể tìm kiếm thông tin của họ một cách dễ dàng qua internet. Tuy nhiên một lưu ý rằng: Để Chứng nhận có giá trị hiệu lực xuất khẩu ở một Quốc gia (khu vực) nào đó, Tổ chức của bạn cần hỏi kỹ năng lực của đơn vị đánh giá cấp Chứng chỉ.
- PAMV cung cấp dịch vụ tư vấn: đánh giá nguyên liệu đầu vào, xây dựng quy trình thủ tục và thay mặt doanh nghiệp làm việc với Tổ chức cấp chứng chỉ Halal.
Quy trình chứng nhận halal
GĐ1: Chuẩn bị các điều kiện đáp ứng tiêu chuẩn halal
- Khảo sát về quy trình sản xuất sản phẩm: Lưu trình sản phẩm, máy móc thiết bị sản xuất.
- Hồ sơ công bố chất lượng (tiêu chuẩn cơ sở)
- Kế hoạch kiểm soát chất lượng
- Hồ sơ nguyên liệu, phụ gia, hóa chất sử dụng
Khắc phục các tồn tại thiếu sót: việc vệ sinh máy móc thiết bị nhằm ngăn ngừa nhiễm chéo từ sản phẩm Haram sang Halal (nếu có). Thay đổi công thức sản phẩm nếu sử dụng nguyên liệu, phụ gia Haram….
GĐ2: Đánh giá giai đoạn 1 Halal của tổ chức chứng nhận
- Tổ chức đánh giá Halal sẽ xem xét các nội dung tại giai đoạn 1 theo checklist kiểm tra.
- Yêu cầu làm rõ các điểm nghi ngờ về An toàn thực phẩm hoặc Haram
- Đưa ra các yêu cầu khắc phục (nếu có)
GĐ3: Đánh giá cấp chứng chỉ Halal
- Quy trình sản xuất và kiểm soát chất lượng: Phân tích mối nguy Halal và biện pháp phòng ngừa…
- Quản lý MMTB
- Xử lý sản phẩm không phù hợp
- Kiểm soát vệ sinh GHP
- Sử dụng hóa chất
- Nhận biết truy xuất nguồn gốc
- …
Giấy chứng chỉ Halal có giá trị từ 01 – 03 năm tùy đơn vị cấp. Tuy nhiên thông thường thì 12 tháng/ lần sẽ có hoạt động đánh giá giám sát giống như ISO.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào cần trợ giúp. Hãy liên hệ PAMV theo thông tin bên dưới để được hỗ trợ nhé.