Theo QCVN 16:2019/BXD ban hành ngày 31/12/2019 ,sản phẩm kính xây dựng thuộc nhóm vật liệu xây dựng bắt buộc phải chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy trước khi lưu thông ra thị trường.
Nội dung bài viết
I. Tại sao sản phẩm kính dây dựng phải được chứng nhận hợp quy ?
Việc chứng nhận hợp quy kính xây dựng nhằm kiểm soát việc quản lí chất lượng, tính năng kỹ thuật và phạm vi sử dụng để loại bỏ tối đa những tiềm ẩn có nguy cơ gây mất an toàn của sản phẩm đối với người sử dụng.
Chứng nhận hợp quy kính xây dựng nói riêng và hợp quy vật liệu xây dựng nói chung áp dụng cho cả các sản phẩm sản xuất trong nước, nhập khẩu, kinh doanh, lưu thông trên thị trường và sử dụng vào các công trình xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam.
II. Chứng nhận hợp quy kính xây dựng
1: Kính xây dựng là gì?
Kính xây dựng là các loại sản phẩm kính sử dụng và lắp đặt trong công trình xây dựng.Bao gồm
- Kính nối
- Kính phẳng tôi nhiệt
- Kính dán nhiều lớp và kính dán an toàn nhiều lớp
- Kính hộp gắn kín cách nhiệt
2: Chứng nhận hợp quy
Chứng nhận hợp quy sản phẩm kính xây dựng là việc đánh giá, chứng nhận sản phẩm kính xây dựng phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 16:2019/BXD, được thực hiện bởi tổ chức chứng nhận hợp quy.
III. Thủ tục cấp chứng nhận hợp quy kính xây dựng
1: Quy định về kỹ thuật
Sản phẩm kính xây dựng phải đáp ứng theo bảng sau:
Kính nối |
||||
Kính phẳng tôi nhiệt |
||||
Kính dán nhiều lớp và kính dán an toàn nhiều lớp |
1. Sai lệch chiều dày |
TCVN 7364-2:2018 |
TCVN 7219:2018 |
3 mẫu, kích thước ≥ (610×610) mm |
2. Khuyết tật ngoại quan |
||||
3. Độ bền chịu nhiệt |
TCVN |
6 mẫu, kích thước ≥ (100×300) mm |
||
Kính hộp gắn kín cách nhiệt |
1. Chiều dày danh nghĩa |
Sai lệch cho phép* |
TCVN 8260:2009 |
6 mẫu kích thước (350 x 500) mm |
Nhỏ hơn 17 |
± 1,0 |
|||
Từ 17 đến 22 |
± 1,5 |
|||
Lớn hơn 22 |
± 2,0 |
|||
2. Khuyết tật ngoại quan |
Không được phép có vết bẩn, vết ố khác màu, nhựa dán…ở trên bề mặt của sản phẩm. |
|||
3. Điểm sương, không được cao hơn |
– 35°C |
|||
2. Tổ chức chứng nhận hợp quy
- Bộ xây dựng là đơn vị có chức năng chỉ định các tổ chức Chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng.
- Danh sách các tổ chức chứng nhận được cập nhật trên website của Bộ xây dựng. Danh sách cập nhật liên tục tại đây.
3. Thủ tục chứng nhận hợp quy kính xây dựng
a) Đối với sản phẩm nhập khẩu
Nếu sản phẩm nhập với tần suất ít trong một năm: Doanh nghiệp có thể lựa chọn phương thức chứng nhận cho lô hàng (phương thức 7).
Đánh giá chứng nhận thông qua:
- Thử nghiệm mẫu điển hình.
- Đánh giá hồ sơ nhập khẩu (Hợp đồng, hóa đơn, danh mục hàng hóa…).
Nếu sản phẩm nhập tần suất nhiều lần trong năm: Doanh nghiệp nên lựa việc chứng nhận có giá trị 1 năm (phương thức 1). Doanh nghiệp sản xuất ở nước ngoài cần có chứng nhận ISO 9001.
Đánh giá chứng nhận thông qua:
- Thử nghiệm mẫu điển hình.
- Giám sát thông qua thử nghiệm sản phẩm mỗi lô nhập về.
b) Đối với sản phẩm kính xây dựng sản xuất trong nước
Giấy chứng nhận được cấp có giá trị 03 năm. Điều kiện chứng nhận là doanh nghiệp đang áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:
- Thử nghiệm mẫu điển hình.
- Đánh giá quá trình sản xuất (hệ thống đảm bảo chất lượng).
- Giám sát định kỳ từ 09-1 tháng/1 lần: Bằng việc lấy mẫu thử nghiệm và đánh giá quá trình sản xuất.
IV. Công bố hợp quy sản phẩm kính xây dựng
Doanh nghiệp sau khi nhận được Giấy chứng nhận hợp quy sản phẩm kính xây dựng. Gửi hồ sơ công bố tại Sở xây dựng địa phương. Thành phần hồ sơ gồm có:
- Bản công bố hợp quy theo mẫu (tại đây).
- Đăng ký kinh doanh.
- Giấy chứng nhận hợp quy bản sao.
- Kết quả thử nghiệm sản phẩm (nếu có).
Sau khi nhận được bản công bố hợp quy của doanh nghiệp. Sở xây dựng sẽ cấp phiếu tiếp nhận bản công bố hợp quy kính xây dựng.
Lưu ý: Phải thực hiện công bố hợp quy mới đưa sản phẩm ra lưu thông trên thị trường.
Các bài viết liên quan: Chứng nhận hợp quy đá ốp lát tự nhiên.