Nội dung bài viết
Sản phẩm cốt liệu xây dựng: Cốt liệu cho bê tông và vữa; Cát nghiền cho bê tông và vữa cần phải thực hiện Chứng nhận hợp quy và Công bố hợp quy theo QCVN 16:2019/BXD.
I. CỐT LIỆU XÂY DỰNG LÀ GÌ?
Cốt liệu là các vật liệu rời nguồn gốc tự nhiên hoặc nhân tạo có thành phần hạt xác định, khi nhào trộn với xi măng và nước tạo thành bê tông hoặc vữa. Theo kích thước hạt, cốt liệu được phân ra cốt liệu nhỏ và cốt liệu lớn.
Cốt liệu nhỏ là hỗn hợp các hạt cốt liệu kích thước chủ yếu từ 0,14 mm đến 5 mm. Cốt liệu nhỏ có thể là cát tự nhiên, cát nghiền và hỗn hợp từ cát tự nhiên và cát nghiền.
Cốt liệu lớn là hỗn hợp các hạt cốt liệu có kích thước từ 5 mm đến 70 mm. Cốt liệu lớn có thể là đá dăm, sỏi, sỏi dăm (đập hoặc nghiền từ sỏi) và hỗn hợp từ đá dăm và sỏi hay sỏi dăm.
Cát xây dựng là hỗn hợp các hạt cốt liệu nhỏ có kích thước chủ yếu từ 0,14 mm đến 5 mm. Cát xây dựng có thể là cát tự nhiên, cát nghiền và hỗn hợp từ cát tự nhiên và cát nghiền.
Cát tự nhiên là hỗn hợp các hạt cốt liệu nhỏ được hình thành do quá trình phong hóa của các đá tự nhiên.
Cát nghiền là hỗn hợp các hạt cốt liệu có kích thước nhỏ hơn 5 mm thu được do đập và /hoặc nghiền từ các loại đá tự nhiên có cấu trúc đặc chắc.
II. CHỨNG NHẬN HỢP QUY CHO CỐT LIỆU XÂY DỰNG
Các sản phẩm Cốt liệu xây dựng: phải được kiểm tra các chỉ tiêu kỹ thuật theo phương pháp tương ứng và thỏa mãn mức yêu cầu quy định.
-
Sản phẩm cốt liệu cho bê tông và vữa
- Cát tư nhiên dùng cho bê tông và vữa đáp ứng phụ lục C.1 tại QCVN 16:2019/BXD
- Cốt liệu lớn (Đá dăm, sỏi và sỏi dăm) dùng cho bê tông và vữa đáp ứng phụ lục C.2 tại QCVN 16:2019/BXD
2. Sản phẩm Cát nghiền cho bê tông và vữa: Đáp ứng phụ lục D tại QCVN 16:2019/BXD
3. Phương thức Chứng nhận:
Phương thức 5: dành cho sản phẩm sản xuất trong nước. Giấy chứng nhận có hiệu lực 3 năm. Với điều kiện các doanh nghiệp phải áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001.
Phương thức 7: Áp dụng cho lô hàng nhập khẩu. Giấy chứng nhận có giá trị cho lô hàng.
Phương thức 1:Áp dụng cho lô hàng nhập khẩu. Giấy chứng nhận có giá trị 1 năm với điều kiện doanh nghiệp sản xuất ở nước xuất khẩu áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001.
4. Thủ tục Chứng nhận Hợp quy sản phẩm cốt liệu xây dựng cho doanh nghiệp sản xuất
Bước 1: Doanh nghiệp gửi đăng ký chứng nhận kèm với danh mục sản phẩm.
Bước 2: Tổ chức Chứng nhận tiến hành đánh giá quá trình sản xuất và kiểm soát chất lượng. Kết hợp với việc lấy mẫu thử nghiệm sản phẩm (Số lượng mẫu tối thiểu là 20 kg).
Bước 3: Thử nghiệm sản phẩm
Bước 4: Cấp giấy chứng nhận có giá trị hiệu lực 3 năm.
5. Công bố hợp quy sản phẩm cốt liệu xây dựng.
Doanh nghiệp sau khi nhận được Giấy chứng nhận hợp quy sản phẩm cốt liệu xây dựng. Gửi hồ sơ công bố tại Sở xây dựng địa phương. Thành phần hồ sơ gồm có:
- Bản công bố hợp quy theo mẫu (tại đây)
- Đăng ký kinh doanh
- Giấy chứng nhận hợp quy bản sao
- Kết quả thử nghiệm sản phẩm (nếu có)
Công ty tư vấn ISO Quốc tế PAMV hỗ trợ:
- Chứng nhận ISO cho doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.
- Chứng nhận hợp quy sản phẩm cốt liệu xây dựng
- Soạn hồ sơ công bố hợp quy (free)