Bạn đang cần tìm hướng dẫn xác định khía cạnh môi trường có ý nghĩa. Bạn đang bối rối không biết phương pháp của mình đã phù hợp hay chưa. Đừng lo lắng và hãy làm theo 3 bước sau đây để giải quyết vấn đề của mình nhé.
Nội dung bài viết
I. Khía cạnh môi trường có ý nghĩa là gì
Khái niệm: Là một khía cạnh có hoặc có thể gây tác động đáng kể đến môi trường.
⇒ Để hiểu rõ Khía cạnh môi trường và tác động môi trường. Bạn có thể đọc lại bài thuật ngữ và định nghĩa về môi trường
- Thứ nhất: Đó phải là một khía cạnh môi trường.
- Thứ hai: Đó phải là khía cạnh mà có ảnh hưởng lớn đến môi trường.
- Thứ ba: Việc xác định khía cạnh đó lớn hay nhỏ phụ thuộc vào chuẩn mực (thực trạng) của tổ chức).
Ví dụ: So sánh hoạt động In ấn tài liệu của Văn phòng tư vấn ISO PAMV và Công ty sản xuất thực phẩm A.
- Với PAMV hoạt động in ấn là khía cạnh môi trường đáng kể.
- Với Công ty sản xuất thực phẩm A thì hoạt động in ấn rất ít nên không đáng nói.
Kết luận: Khía cạnh môi trường đáng kể hay không sẽ do chuẩn mực mà Tổ chức tự xác định. Chuẩn mực đó có thể thiết lập theo hướng dẫn tại phần 3.
II. Khía cạnh môi trường đáng kể có vai trò gì trong ISO 14001
Như chúng ta đã biết: Một trong 3 mục tiêu của ISO 14001 là kiểm soát được các khía cạnh môi trường. Tuy nhiên trong quá trình sản xuất, cung cấp dịch vụ của Tổ chức có thể có rất nhiều các khía cạnh môi trường xuất hiện. Câu hỏi đặt ra:
- Tổ chức có phải kiểm soát toàn bộ các khía cạnh môi trường đó không?
- Nguồn lực của tổ chức có đủ để kiểm soát các khía cạnh đã xác định?
- Nguồn lực hiện có của tổ chức được phân bổ như thế nào cho phù hợp?
Câu trả lời là: Với những nguồn lực đang có của mình. Tổ chức nên phân bổ vào các khía cạnh môi trường trọng tâm. Việc đánh giá khía cạnh môi trường ý nghĩa cần có cơ sở dữ liệu làm căn cứ.
III. Hướng dẫn xác định khía cạnh môi trường ý nghĩa
1. Xác định hoạt động, sản phẩm và dịch vụ
Tất cả các bộ phận trong Công ty phải xác định rõ các hoạt động/ sản phẩm/ dịch vụ của bộ phận mình có ảnh hưởng tới môi trường. 3 Thông số được xác định là: Hoạt động, đầu vào và đầu ra
Hoạt động | Đầu vào | Đầu ra |
Sử dụng máy in | Giấy, mực in, điện | Giấy thải, nhiệt, tiếng ồn |
2. Xác định khía cạnh môi trường và tác động môi trường
Khi xác định các khía cạnh môi trường cần xem xét đến các yếu tố:
- Phát thải vào không khí;
- Xả thải vào nước;
- Xả thải vào đất;
- Việc sử dụng các nguyên liệu và tài nguyên thiên nhiên và năng lượng;
- Năng lượng phát ra (ví dụ, nhiệt, bức xạ, độ rung (tiếng ồn), ánh sáng);
- Phát sinh chất thải và/hoặc các sản phẩm phụ;
Hoạt động | Đầu vào | Đầu ra | Khía cạnh | Tác động |
Sử dụng máy in | Giấy, mực in, điện | Giấy thải, nhiệt, tiếng ồn |
Giấy thải Tiêu thụ điện |
Ô nhiễm đất Tiêu hao năng lượng |
3. Đánh giá tác động môi trường đáng kể.
Tổ chức thiết lập, đưa ra các chuẩn mực để xác định các khía cạnh môi trường ý nghĩa của mình. Trong khuôn khổ của bài viết chúng tôi sử dụng 2 biến số dưới đây để đánh giá.
a) Mức độ nghiêm trọng
Mức độ nghiêm trọng | Điểm |
|
1 |
Có ảnh hưởng tới môi trường nhưng:
|
2 |
Có ảnh hưởng đáng kể tới môi trường ở phạm vi:
|
3 |
Ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường:
|
4 |
b) Khả năng xảy ra
Khả năng xảy ra |
Điểm |
Hiếm khi xảy ra hoặc chưa từng xảy ra | 1 |
Tần suất có thể 06 tháng/1 lần | 2 |
Xảy ra hàng tuần | 3 |
Xảy ra hàng ngày | 4 |
Điểm số | Khía cạnh đáng kể | Biện pháp |
<4 | Không | Chưa cần có biện pháp kiểm soát. |
4 ≤ Điểm số ≤ 6 |
Không | Được quản lý bằng HTQLMT (tuân thủ các hướng dẫn, quy trình). Có thể cần có hành động khắc phục bằng biện pháp cụ thể. |
> 6 | Có | Phải có biện pháp kiểm soát cụ thể theo thứ tự ưu tiên (Đỏ trước). |
Lưu ý: Thứ tự ưu tiên kiểm soát cần tuân thủ theo tình trạng khẩn cấp ưu tiên trước.
- Tình trạng bình thường: Các yếu tố gắn với hoạt động ở các điều kiện bình thường như dùng điện, nước, tiếng ồn do chạy máy…
- Tình trạng không bình thường: Các yếu tố gắn với các hoạt động xảy ra trong điều kiện không bình thường hoặc không thường xuyên xảy ra như tiếng ồn do sửa chữa đột xuất, mất điện, rò rỉ hóa chất.
- Tình trạng khẩn cấp: Các sự cố không mong muốn xảy ra ngoài sự kiểm soát của con người gây tác động đến môi trường như tràn đổ hóa chất lượng lớn, nguy cơ rò rỉ chất độc, cháy nổ…
Kết luận: Hi vọng bài viết trên giúp bạn có thêm cơ sở xây dựng quy trình xác định các khía cạnh môi trường có ý nghĩa. Nếu gặp khó khăn trong hành trình áp dụng hoặc đánh giá chứng nhận ISO 14001. Hãy để lại lời nhắn nếu bạn cần giúp đỡ.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về chứng nhận ISO 14001:2015