Bạn đang tìm hiểu khía cạnh môi trường và tác động môi trường là gì. Mối liên quan giữa khía cạnh và tác động môi trường. Khái niệm về vòng đời sản phẩm. Hãy đọc bài viết dưới đây để hiểu rõ từng vấn đề nhé.
Nội dung bài viết
I. Khía cạnh môi trường và tác động môi trường
1.Khía cạnh môi trường là gì
Thuật ngữ: Yếu tố của tổ chức tương tác hoặc có thể tương tác với môi trường. Yếu tố đó có thể là:
- Hoạt động của tổ chức: đốt nhiên liệu khi sản xuất điện, rửa củ mì khi sản xuất bột mì.
- Sản phẩm của tổ chức: Bóng đèn huỳnh quang (thủy ngân), pin (chì, thủy ngân…).
- Dịch vụ của tổ chức: Sửa chữa cơ khí (đập, hàn, thay thế dầu nhớt…), vận chuyển hàng hóa.
Kết luận: Trong quá trình sản xuất, triển khai dịch vụ hoặc trong chính sản phẩm của tổ chức. Có thể xuất hiện rất nhiều các yếu tố mà có thể tác động tới môi trường. Để nhận biết đầy đủ các khía cạnh nên sử dụng phương pháp:
- Tiếp cận theo quan điểm vòng đời của sản phẩm.
- Tiếp cận theo quá trình.
Bài viết liên quan: Hướng dẫn xác định các khía cạnh môi trường có ý nghĩa
2. Tác động môi trường là gì
Thuật ngữ: Bất kỳ thay đổi nào của môi trường, dù có lợi hoặc bất lợi, do một phần hay toàn bộ các khía cạnh môi trường của một tổ chức gây ra.
Quay lại ví dụ ở phần 1:
- Đốt nhiên liệu (than) khi sản xuất điện: Bụi (tro bay), chất thải rắn (xỉ than)
- Pin: có chứa kim loại nặng (chì, thủy ngân, kẽm…) gây ô nhiễm đất và nước.
- Sửa chữa cơ khí: Tiếng ồn, dầu nhớt thải, rẻ lau dính dầu mỡ…
3. Mối quan hệ giữa Khía cạnh và tác động Môi trường
Trong chú thích 1 phần 3.2.2 tiêu chuẩn ISO 14001 có dẫn chứng mối quan hệ giữa khía cạnh và tác động môi trường:
- Khía cạnh môi trường có thể gây ra một hay nhiều tác động môi trường (xem lại ví dụ phần 2).
- Một tác động môi trường có thể do nhiều khía cạnh về môi trường tạo nên. Ví dụ trong quy trình gia công cơ khí:
- Quá trình đột lỗ cũng gây ra tiếng ồn.
- Quá trình dập cắt cũng gây ra tiếng ồn.
Kết luận: Tác động môi trường chính là đầu ra do các khía cạnh về môi trường gây nên. Hay nói khác đi đó là quan hệ giữa nguyên nhân và hậu quả.
II. Vòng đời sản phẩm liên quan gì tới khía cạnh
1.Vòng đời sản phẩm là gì
Thuật ngữ: Các giai đoạn liên tiếp và liên quan với nhau của một hệ thống sản phẩm (hoặc dịch vụ). Các giai đoạn có thể bao gồm:
- Thu nhận nguyên liệu thô;
- Thiết kế;
- Sản xuất;
- Vận chuyển/giao nhận;
- Sử dụng;
- Xử lý cuối vòng đời và thải bỏ cuối cùng.
2. Ý nghĩa của vòng đời sản phẩm đối với hệ thống quản lý môi trường
Để xây dựng và vận hành một hệ thống quản lý ISO 14001 đạt được kết quả như mong đợi. Một trong những hành động cần thực hiện là quản lý được các khía cạnh môi trường. Vậy làm thế nào để tổ chức xác định được rõ các khía cạnh về môi trường ?
⇒ Sử dụng quan điểm vòng đời để xác định đầy đủ các khía cạnh của môi trường.
Nhìn vào thực tế tại Việt Nam về tình trạng rác thải điện tử. Trong suốt vòng đời sản xuất các sản phẩm này. Có thể nhà sản xuất đã có trách nhiệm.
- Sử dụng các nguyên liệu đáp ứng tiêu chuẩn ROHS.
- Sản xuất tuân thủ các nguyên tắc bảo vệ môi trường: khí thải, rác thải.
- Sản phẩm cũng đáp ứng các tiêu chuẩn ROHS.
Nhưng đã đủ cho trách nhiệm của một nhà sản xuất thiết bị điện tử với môi trường. Sau khi sử dụng các thiết bị này sẽ phải thu hồi như thế nào. Hay nó được các cơ sở thu mua phế liệu lấy nguyên liệu rồi đem chôn xuống đất. Trách nhiệm đó thuộc về ai. Tuyên bố bảo vệ môi trường của nhà sản xuất đã phù hợp hay chưa?
Như vậy ở giai đoạn thải bỏ sản phẩm. Nhà sản xuất có thể cần có trách nhiệm:
- Hướng dẫn cảnh báo người sử dụng việc thải bỏ sản phẩm.
- Thủ tục khuyến khích thu hồi tái chế sản phẩm.
- Hoặc chi phí xử lý môi trường cho sản phẩm.
Kết luận: Áp dụng quan điểm vòng đời giúp ngăn chặn những tác động môi trường nảy sinh do sự bất cẩn tại bất kỳ nơi nào trong phạm vi vòng đời.
Qua bài viết này chắc hẳn độc giả đã hiểu rõ được các giá trị cốt lõi trong tiêu chuẩn ISO 14001:2015. Chúc doanh nghiệp bạn phát triển bền vững trên con đường áp dụng hệ thống quản lý môi trường.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết chứng nhận ISO 14001:2015