Hiện tại Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành TCVN 5847:2016 yêu cầu kỹ thuật về cột điện bê tông cốt thép ly tâm. Hoạt động chứng nhận hợp chuẩn cột điện bê tông cốt thép ly tâm là tự nguyện, tuy nhiên để khằng định chất lượng với khách hàng, đấu thầu nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn công tác chứng nhận hợp chuẩn này.
Nội dung bài viết
I. Cột điện bê tông cốt thép ly tâm
1: Định nghĩa
Cột điện bê tông ly tâm dự ứng lực hay cột điện bê tông cốt thép ly tâm là cột điện được sản xuất theo tiêu chuẩn mới TCVN 5847;2016. Do Hội Bê tông Việt Nam biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố. TCVN 5847:2016 thay thế cho TCVN 5847:1994 và TCVN 5846:1994.
2: Phân loại
Theo mục đích sử dụng, trạng thái ứng suất, kích thước, tải trọng và mô men uốn thiết kế, cột điện bê tông được phân thành hai nhóm I và II có các đặc tính như trong Bảng 1.
Bảng 1 – Phân loại cột điện bê tông cốt thép ly tâm
Đặc tính |
Cột nhóm I |
Cột nhóm II |
||
Phân bố mô men uốn dạng N |
Phân bố mô men uốn dạng T(2) |
|||
Mục đích sử dụng |
Truyền dẫn, phân phối điện |
Cấp điện cho các tuyến đường sắt, xe điện |
||
Trạng thái ứng suất |
– Cốt thép không ứng lực trước – Cốt thép ứng lực trước |
Cốt thép ứng lực trước |
||
Kích thước cơ bản |
Chiều dài |
6 m ÷ 22 m, có thể được đúc liền hoặc nối từ hai hoặc ba đoạn cột(1) |
8 m ÷ 14 m, đúc liền |
|
Đường kính ngoài đầu cột |
120 mm, 140 mm, 160 mm, 190 mm và 230 mm |
300 mm, 350 mm, 400 mm |
350 mm |
|
Tải trọng thiết kế |
1 kN.m ÷ 15 kN.m |
– |
– |
|
Mô men uốn thiết kế |
– |
50 kN.m ÷ 110 kN.m |
90 kN.m và 110 kN.m |
|
II. Chứng nhận hợp chuẩn cột điện bê tông cốt thép
1: Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này áp dụng cho các loại cột điện bê tông cốt thép ứng lực trước và không ứng lực trước sản xuất theo phương pháp ly tâm.
2: Tư vấn chứng nhận cột điện bê tông của PAMV
- Dịch vụ tư vấn chứng nhận TCVN 5847:2016 với các chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành tiêu chuẩn chất lượng.
- Quy trình làm việc đơn giản, tối ưu, giúp khách hàng thỏa mãn trong việc đánh giá.
- Dịch vụ trọn gói – không phát sinh phụ phí.
- Thời gian từ tư vấn đến chứng nhận nhanh chóng.
- Chúng tôi đưa ra những kiến nghị giúp cho doanh nghiệp nâng cao được giá trị gia tăng cũng như năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.
3: Chứng nhận hợp chuẩn gỗ ghép thanh
Chứng nhận hợp chuẩn cột điện bê tông là quá trình đánh giá quy trình sản xuất hoặc lô hàng hoá kết hợp việc lấy mẫu thử nghiệm và so sánh với chuẩn mực của tiêu chuẩn TCVN 5847:2016 để đưa ra kết luận sản phẩm cột điện bê tông đạt hay không đạt.
4: Một số yêu cầu kĩ thuật
4.1 Xi măng
Xi măng dùng để sản xuất cột điện bê tông cốt thép ly tâm có thể sử dụng xi măng poóc lăng phù hợp với TCVN 2682:2009 hoặc xi măng poóc lăng hỗn hợp phù hợp với TCVN 6260:2009. Đối với vùng có môi trường xâm thực có thể dùng xi măng poóc lăng bền sun phát (PCSR) phù hợp với TCVN 6067:2004 hoặc xi măng poóc lăng hỗn hợp bền sun phát (PCBMSR, PCBHSR) phù hợp với TCVN 7711:2013. Cũng có thể sử dụng các loại xi măng poóc lăng khác kết hợp với phụ gia hoạt tính đáp ứng yêu cầu về khả năng chống xâm thực.
4.2 Cốt liệu
Các loại cốt liệu dùng để sản xuất cột điện bê tông cốt thép ly tâm có kích thước hạt cốt liệu lớn nhất không quá 25 mm và không lớn hơn 4/5 khoảng cách nhỏ nhất của cốt thép ứng lực trước (PC) và cốt thép dọc; các chỉ tiêu khác phải phù hợp với TCVN 7570:2006. Ngoài ra còn phải thỏa mãn các quy định của thiết kế.
4.3 Nước
Nước trộn bê tông phù hợp với TCVN 4506:2012.
4.4 Phụ gia
Phụ gia bê tông dùng để sản xuất cột điện bê tông cốt thép ly tâm phù hợp với TCVN 8826:2011, TCVN 8827:2011 và TCVN 10302:2014.
4.6 Cốt thép
– Cốt thép ứng lực trước (PC) phù hợp TCVN 6284-1:1997; TCVN 6284-2:1997; TCVN 6284-3:1997 hoặc theo tiêu chuẩn tương đương.
– Cốt thép thường phù hợp với TCVN 1651-1:2008; TCVN 1651-2:2008 hoặc theo tiêu chuẩn tương đương.
– Thép kết cấu phù hợp TCVN 5709:2009 hoặc theo tiêu chuẩn tương đương.
4.6 Bê tông
Cường độ chịu nén ở tuổi 28 ngày của bê tông chế tạo cột điện bê tông cốt thép ly tâm không nhỏ hơn 30 MPa đối với cột điện bê tông cốt thép ly tâm không ứng lực trước và không nhỏ hơn 40 MPa đối với cột điện bê tông cốt thép ly tâm ứng lực trước với mẫu thử hình trụ (150 x 300) mm. Cũng có thể sử dụng mẫu lập phương (150 x 150 x 150) mm nhưng phải nhân hệ số chuyển đổi theo TCVN 3118:1993.
Tham khảo thêm tại TCVN 5847:2016
III. Công bố chứng nhận hợp chuẩn cột điện bê tông
Việc công bố hợp chuẩn được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Đánh giá sự phù hợp đối tượng của công bố hợp chuẩn với tiêu chuẩn tương ứng (sau đây viết tắt là đánh giá hợp chuẩn).
a) Việc đánh giá hợp chuẩn do tổ chức chứng nhận có năng lực tại Việt Nam hoặc do tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn (bên thứ nhất) thực hiện.
Việc đánh giá hợp chuẩn được thực hiện theo phương thức đánh giá sự phù hợp quy định phía trên.
b) Kết quả đánh giá hợp chuẩn là căn cứ để tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn.
Bước 2: Đăng ký hồ sơ công bố hợp chuẩn tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức, cá nhân sản xuất đăng ký doanh nghiệp hoặc đăng ký hộ kinh doanh (sau đây viết tắt là Chi cục).
Doanh nghiệp sử dụng giấy chứng nhận hợp chuẩn để quảng cáo trên các phương tiện: Catalog, Hồ sơ năng lực, Website…
Thành phần hồ sơ và mẫu hồ sơ công bố hợp chuẩn
IV. Chi phí chứng nhận hợp chuẩn
PAMV sẽ đưa ra chí phí chứng nhận hợp chuẩn phù hợp nhất với doanh nghiệp, dựa trên các thông tin:
- Số lượng/kiểu loại sản phẩm đăng ký chứng nhận.
- Địa điểm sản xuất.
- Số lượng CBNV tham gia vào quá trình sản xuất
Chi phí bao gồm: Chi phí xem xét hồ sơ nhập khẩu + Phí thử nghiệm sản phẩm
- Chi phí xem xét hồ sơ nhập khẩu: Thông thường tính trên /1 tờ khai và giao động từ 2-3 triệu.
- Chi phí thử nghiệm mẫu thử