TCVN 8575:2010 – Chứng nhận hợp chuẩn gỗ ghép thanh do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC165 Gỗ kết cấu biên soạn, Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố. Tiêu chuẩn này qui định các yêu cầu kỹ thuật đối với các thành phần của cấu kiện gỗ ghép thanh bằng keo và các yêu cầu tối thiểu cho việc sản xuất các cấu kiện đó để sử dụng trong kết cấu.
Nội dung bài viết
I. Gỗ ghép thanh bằng keo
1: Khái niệm
Gỗ ghép thanh bằng keo được sản xuất bằng cách dán dính một số thanh gỗ với nhau có các thớ gỗ chủ yếu chạy song song. Theo cách này có thể chế tạo được một cấu kiện có mặt cắt ngang hình chữ nhật đặc. Các hình dạng khác cũng có thể được chế tạo theo cách này.
2: Phân loại
Gỗ ghép thanh bằng keo theo phương nằm ngang (horizontal glulam)
Gỗ ghép thanh bằng keo có bề mặt rộng của các thanh gỗ vuông góc với cạnh dài hơn của mặt cắt ngang(Hình 1 a).
Gỗ ghép thanh bằng keo theo phương thẳng đứng (vertical glulam)
Gỗ ghép thanh bằng keo có bề mặt rộng của các thanh gỗ vuông góc với cạnh ngắn hơn của mặt cắt ngang(Hình 1 b)
|
|
a) Gỗ ghép thanh bằng keo theo phương nằm ngang |
b) Gỗ ghép thanh bằng keo theo phương thẳng đứng |
II. Chứng nhận hợp chuẩn gỗ ghép thanh
1: Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này qui định các yêu cầu kỹ thuật đối với các thành phần của cấu kiện gỗ ghép thanh bằng keo và các yêu cầu tối thiểu cho việc sản xuất các cấu kiện đó để sử dụng trong kết cấu.
Tiêu chuẩn này áp dụng cho sản phẩm có chiều dày thanh gỗ hoàn thiện không lớn hơn 50 mm.
Mặc dù hầu hết gỗ ghép thanh bằng keo được làm từ loại cây lá kim nhưng tiêu chuẩn này áp dụng cho cả loài cây lá rộng miễn là chất lượng mạch keo dán đạt yêu cầu các phép thử quy định trong tiêu chuẩn này.
2: Chứng nhận hợp chuẩn gỗ ghép thanh
Chứng nhận hợp chuẩn gỗ ghép thanh là quá trình đánh giá quy trình sản xuất hoặc lô hàng hoá kết hợp việc lấy mẫu thử nghiệm và so sánh với chuẩn mực của tiêu chuẩn TCVN 8575:2010 để đưa ra kết luận sản phẩm gỗ ghép thanh đạt hay không đạt.
Thủ tục chứng nhận hợp chuẩn : Chứng nhận hợp chuẩn và công bố hợp chuẩn
3: Yêu cầu kĩ thuật
Để được chứng nhận hợp chuẩn ,sản phẩm gỗ ghép thanh phải đảm bảo theo các yêu cầu kĩ thuật sau
3.1. Yêu cầu chung
Việc phân cấp gỗ phải đảm bảo có được các tính chất đáng tin cậy về độ bền và độ cứng vững của các thanh gỗ. Các thao tác dán keo phải đảm bảo tạo được độ bám dính thực và bền lâu tại các mối nối đầu thanh gỗ và mạch keo giữa các thanh gỗ.
3.2. Gỗ
Gỗ được phân cấp theo TCVN 8166 (ISO 9709) hoặc TCVN 8165 (ISO 13912). Các tính chất về độ bền và độ cứng vững của gỗ ghép bằng keo phải được thiết lập phù hợp với TCVN 8574 (ISO 8375).
3.3. Chất kết dính
Chất kết dính phải tạo ra được các mối nối có độ bền và độ bền lâu có khả năng duy trì được sự toàn vẹn về liên kết trong suốt tuổi thọ dự kiến của kết cấu.
Chất kết dính phải được lựa chọn theo điều kiện sử dụng, bao gồm khí hậu, điều kiện độ ẩm, sự tiếp xúc với nhiệt độ cao, loài cây gỗ, chất bảo quản đã sử dụng (nếu có) và phương pháp sản xuất.
Chất kết dính loại I, như đã phân loại theo EN 301, có thể được sử dụng cho cấu kiện kết cấu, áp dụng cho tất cả các loại sử dụng.
Đối với kết cấu thuộc loại sử dụng 1 hoặc 2, có thể sử dụng chất kết dính loại II, như đã phân loại theo EN 301, khi nhiệt độ của các cấu kiện trong kết cấu luôn nhỏ hơn 500C.
Phải chú ý đặc biệt đối với loại sử dụng 3 và phải sử dụng loại chất kết dính bền với thời tiết. Đối với kết cấu thuộc loại sử dụng 3, để đạt được độ bền và độ bền lâu theo yêu cầu có thể sử dụng chất kết dính tổng hợp đậm đặc loại phenolic hoặc aminoplastic loại 1 theo phân loại của EN 301.
Có thể sử dụng các loại chất kết dính khác với quy định của EN 301 miễn là đạt được mối liên kết có độ bền và độ bền lâu tương đương. Các tiêu chuẩn chất kết dính gỗ làm kết cấu như ASTM D2559 và CSA 0112.9 có các điều khoản quy định về độ bền và độ bền lâu này.
3.4. Các mối nối đầu trong thanh gỗ
Độ bền đặc trưng fx,k của các mối nối đầu thanh gỗ (phân vị chuẩn 5 ứng với độ tin cậy 75%), xác định qua các phép thử uốn hoặc kéo theo bề mặt phải thỏa mãn yêu cầu của phương trình (1):
fx,k ³ fx,dc,k (1)
trong đó fx,dc,k là độ bền đặc trưng yêu cầu của mối nối đầu thanh trong thử nghiệm uốn hoặc kéo mẫu phẳng để đạt được tính năng sử dụng trong thực tế dầm, mà các giá trị này phải được xác định phù hợp với quá trình đã được lập thành văn bản theo tiêu chuẩn thích hợp.
Các phép thử phải được thực hiện như sau:
a) Các phép thử uốn phải được thực hiện theo 7.1.4.2 của ISO 10983:1999;
b) Các phép thử kéo phải được thực hiện theo 7.1.4.3 của ISO 10983:1999.
Nếu không rõ sự phân bố thì độ bền đặc trưng fx,k phải được xác định từ hàm phân bố xác suất loga thông thường theo ISO 10983.
3.5. Độ bền và sự toàn vẹn của mạch keo
3.5.1. Sự toàn vẹn của mạch keo phải được xác định trên cơ sở thử nghiệm mạch keo trong mẫu thử có toàn bộ mặt cắt ngang, được cắt ra từ cấu kiện gỗ ghép thanh bằng keo đã được chế tạo. Mẫu thử phải đại diện cho sản phẩm được chế tạo và đại diện cho quá trình xử lý hóa học trước khi dán keo của các thanh gỗ. Đối với tất cả các loại sử dụng, độ bền bám dính phải được xác định bằng các phép thử trượt khối cấu kiện theo TCVN 8576 (ISO 12579). Các phép thử sự tách phải được thực hiện trên cơ sở loại sử dụng quy định trong 5.5.2.
3.5.2. Đối với kết cấu thuộc loại sử dụng 3, các phép thử sự tách phải được thực hiện theo phương pháp A, B hoặc D cùng với E của TCVN 8577:2010 (ISO 12580:2007).
Đối với kết cấu thuộc loại sử dụng 2, các phép thử sự tách phải được thực hiện theo phương pháp A, B, C hoặc D cùng với E của TCVN 8577:2010 (ISO 12580:2007).
Đối với kết cấu thuộc loại sử dụng 1, không yêu cầu phép thử sự tách.
Để kiểm soát chất lượng, áp dụng phương pháp nêu trong 7.3.2.
3.5.3. Tùy theo phương pháp và số chu kỳ theo quy định trong TCVN 8577 (ISO 12580), tổng tỷ lệ phần trăm tách của từng mặt cắt ngang của mẫu phải nhỏ hơn các giá trị cho trong Bảng 1.
Bảng 1 – Sự tách lớn nhất
Loại chất kết dính
|
Phương pháp tách |
Sự tách |
|
Sau chu kỳ 1 |
Sau chu kỳ 2 |
||
Loại 1 |
A |
5 |
10 |
B |
5 |
10 |
|
D Ec |
– – |
5 5 |
|
Loại 2 |
Ad |
5 |
10 |
Bd |
5 |
10 |
|
C |
5 |
– |
|
D Ec |
5 5 |
– – |
|
a Theo EN 301. b Theo TCVN 8577 (ISO 12580) c Cần phải áp dụng đồng thời phương pháp D và E. d Không yêu cầu phương pháp A và B đối với chất kết dính loại II; nhưng nếu sử dụng loại chất kết dính này thì phải áp dụng cùng một phương pháp tách như đối với chất kết dính loại I. |
Đối với tất cả các phương pháp tách, tỷ lệ phần trăm tách lớn nhất của mỗi mạch keo phải £ 20%.
3.5.4. Mỗi kết quả thử thu được từ các phép thử trượt khối cấu kiện của từng mẫu có mặt cắt ngang được thực hiện theo TCVN 8576 (ISO 12579) phải phù hợp với các yêu cầu dưới đây khi xem xét về độ bền trượt và tỷ lệ phần trăm gỗ bị phá hủy (WFP).
Độ bền trượt trung bình của mạch keo phải không nhỏ hơn 90% độ bền trượt của gỗ không dán keo trên cùng loài cây gỗ. Độ bền trượt trung bình của tất cả các mạch keo trong mặt cắt ngang ít nhất phải bằng 6 MPa. Đối với gỗ của loài cây lá kim, gỗ mềm và loại cây lá rộng có khối lượng riêng so với nước nhỏ hơn hoặc bằng 0,5, có thể chấp nhận độ bền trượt của tất cả các mạch keo trong mặt cắt ngang bằng 4 MPa nếu tỷ lệ phần trăm gỗ bị phá hủy là 100.
Tỷ lệ phần trăm trung trình gỗ bị phá hủy của tất cả các mạch keo trong mặt cắt ngang và giá trị đơn lẻ bất kỳ phải vượt quá tỷ lệ phần trăm tối thiểu gỗ bị phá hủy nêu trong Bảng 2. Sử dụng phép nội suy tuyến tính cho các giá trị trung gian.
Bảng 2 – Mối tương quan giữa tỷ lệ phần trăm tối thiểu gỗ bị phá hủy và độ bền trượt yêu cầu
Độ bền trượt |
Tỷ lệ phần trăm tối thiểu gỗ bị phá hủy |
||
Giá trị trung bình |
6 |
Giá trị trung bình a |
90 |
8 |
70 |
||
³ 11 |
45 |
||
Các giá trị đơn lẻ |
4 đến <6 |
Các giá trị đơn lẻ b |
100 |
6 |
75 |
||
³ 10 |
20 |
||
a Đối với các giá trị trung bình, tỷ lệ phần trăm tối thiểu gỗ bị phá hủy bằng 144 – (9fv) b Đối với các giá trị đơn lẻ, tỷ lệ phần trăm tối thiểu gỗ bị phá hủy khi fv ³ 6 MPa bằng 153,3 – (13,3fv) |
3.6 Yêu cầu sản xuất
3.6.1. Yêu cầu chung
Nhà sản xuất phải sản xuất ra gỗ ghép thanh bằng keo đáng tin cậy. Điều kiện sản xuất thông thường phải đạt được quy định nêu trong Phụ lục A.
3.6.2. Chất kết dính
Chất kết dính phải phù hợp các yêu cầu nêu trong 3.3.
3.6.3. Gỗ
Loại cây gỗ, độ ẩm và kích thước các thanh gỗ phải phù hợp với việc sản xuất gỗ thép thanh bằng keo. Các loại cây gỗ thường được dùng, độ ẩm và kích thước thanh gỗ được nêu trong Phụ lục A.
III. Công bố chứng nhận hợp chuẩn gỗ ghép thanh
Doanh nghiệp sau khi được cấp giấy chứng nhận hợp chuẩn gỗ ghép thanh phù hợp TCVN 9113:2012. Cần soạn hồ sơ công bố hợp chuẩn gửi tới Chi cục tiêu chuẩn đo lường địa phương. Khi đó Chi cục TCĐL sẽ cấp phiếu tiếp nhận bản công bố hợp chuẩn .
Doanh nghiệp sử dụng giấy chứng nhận hợp chuẩn để quảng cáo trên các phương tiện: Catalog, Hồ sơ năng lực, Website…
Thành phần hồ sơ và mẫu hồ sơ công bố hợp chuẩn.
III. Chi phí chứng nhận hợp chuẩn gỗ ghép thanh
a) Đối với doanh nghiệp sản xuất
Chi phí chứng nhận bao gồm: Chi phí đánh giá hệ thống đảm bảo chất lượng + Phí thử nghiệm sản phẩm.
- Hạch toán chi phí đánh giá xem bài viết: Chứng nhận hợp chuẩn và công bố hợp chuẩn.
- Chi phí thử nghiệm gạch PAMV báo giá theo chi phí của phòng thí nghiệm LAS-XD (liên hệ PAMV để được tư vấn chi phí thử nghiệm).
b) Đối với doanh nghiệp nhập khẩu
Chi phí bao gồm: Chi phí xem xét hồ sơ nhập khẩu + Phí thử nghiệm sản phẩm
- Chi phí xem xét hồ sơ nhập khẩu: Thông thường tính trên /1 tờ khai và giao động từ 2-3 triệu.
- Chi phí thử nghiệm tương tự phần a.