Chứng nhận hợp chuẩn bột bả tường gốc xi măng poóc lăng TCVN 7239:2014 do Viện Vật liệu xây dựng – Bộ Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.Tiêu chuẩn này áp dụng đối với sản phẩm bột bả tường gốc xi măng poóc lăng, dùng để cải thiện bề mặt vữa trát, bê tông, thạch cao trong nhà và ngoài trời trước khi sơn trang trí.
Nội dung bài viết
I. Bột bả tường gốc xi măng poóc lăng
Là hỗn hợp khô được trộn đều từ xi măng poóc lăng, chất độn mịn, phụ gia hay còn được gọi tắt là bột bả tường.
II. Chứng nhận hợp chuẩn bột bả tường
1: Khái niệm chứng nhận hợp chuẩn sản phẩm bột bả tường
Chứng nhận hợp chuẩn bột bả tường là quá trình đánh giá quy trình sản xuất hoặc lô hàng hoá kết hợp việc lấy mẫu thử nghiệm và so sánh với chuẩn mực của tiêu chuẩn TCVN 7239:2014 để đưa ra kết luận sản phẩm bột bả tường đạt hay không đạt.
Thủ tục chứng nhận hợp chuẩn : Chứng nhận hợp chuẩn và công bố hợp chuẩn
2: Yêu cầu kĩ thuật
Các chỉ tiêu kỹ thuật của bột bả tường và matit được qui định trong Bảng 1.
Bảng 1 – Các chỉ tiêu kỹ thuật
Tên chỉ tiêu |
Mức |
||
Trong nhà |
Ngoài trời |
||
1. Độ mịn (phần còn lại trên sàng 0,09 mm), % không lớn hơn |
3 |
||
2. Thời gian đông kết, min: – Bắt đầu, không sớm hơn – Kết thúc, không muộn hơn |
110 450 |
||
3. Độ giữ nước, % không nhỏ hơn |
98 |
||
4. Độ cứng bề mặt, không nhỏ hơn |
0,12 |
||
5. Cường độ bám dính, MPa, không nhỏ hơn |
– Ở điều kiện chuẩn |
0,35 |
0,45 |
– Sau khi ngâm nước 72h |
0,25 |
0,30 |
|
– Sau khi thử chu kỳ sốc nhiệt |
– |
0,30 |
3. Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu thử
3.1. Lấy mẫu
Theo TCVN 4787:2009 (EN 196-7:2007)
3.2. Chuẩn bị mẫu thử
Chế tạo mẫu thử matit theo TCVN 3121-3:2003 để đạt được độ lưu động trong khoảng từ 165 mm đến 190 mm
4. Phương pháp thử
4.1. Xác định độ mịn
Theo TCVN 4030:2003.
4.2. Xác định thời gian đông kết
Theo TCVN 6017:1995 với độ lưu động của matit trong khoảng từ 165 mm đến 190 mm.
4.3. Xác định độ giữ nước
4.3.1. Nguyên tắc
Xác định tỷ lệ phần trăm giữa phần khối lượng nước còn lại của matit sau khi hút chân không so với phần khối lượng nước ban đầu ở điều kiện quy định.
4.3.2. Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu
Theo mục 3
4.3.3. Thiết bị và dụng cụ
- Cân kỹ thuật, độ chính xác 0,1 g;
- Đồng hồ bấm giây
- Chảo, dao và bay inox
- Bình tia nước
- Thìa xúc mẫu
- Ống đong có dung tích 100 mL;
- Máy hút chân không, đồng hồ đo áp lực chân không, bình chứa dung tích 1 L được mô tả trong Hình 1;
- Giấy lọc loại trung bình, 20 g/m2, có đường kính bằng đường kính trong của phễu.
Hình 1 – Sơ đồ thiết bị tạo chân không
4.3.4. Cách tiến hành
Cân 300 g bột bả tường, chế tạo matit theo 5.2.
Đổ toàn bộ matit vừa chế tạo vào phễu lọc đã được lót giấy lọc ướt, dùng dao gạt phẳng mẫu matit cho đến ngang miệng phễu. Điều chỉnh áp suất chân không tới 0,16 bar, thời gian hút là 5 min. Thu lượng nước của matit bị tách ra, đo và ghi lại phần khối lượng nước thu được. Phép thử được lặp lại 3 lần, với 3 mẫu thử song song.
4.3.5. Biểu thị kết quả
Độ giữ nước của matit (Gn) tính bằng %, theo công thức sau:
trong đó
m0 là khối lượng nước ban đầu đem tạo mẫu, tính bằng gam (g);
m1 là khối lượng nước hút được trong bình chân không, tính bằng gam (g);
Loại bỏ kết quả có sai lệch 10 % so với giá trị trung bình. Kết quả là giá trị trung bình cộng của 3 lần thử, lấy chính xác đến 0,1 %.
4.4. Xác định độ cứng bề mặt
4.4.1. Nguyên tắc
Dựa trên cơ sở xác định tỷ số giữa thời gian giao động của con lắc đặt trên bề mặt lớp phủ matit với thời gian dao động của chính con lắc đó trên tấm kính chuẩn (không có lớp phủ matit)
4.4.2. Lấy mẫu
Theo mục 3
4.4.3. Tấm chuẩn để thử
Là tấm kính có kích thước (100 x 100 x 5) mm phù hợp với TCVN 5670:2007 (ISO 1514:2004).
4.4.4. Thiết bị và dụng cụ thử
– Dụng cụ đo độ cứng, theo Điều 4 của TCVN 2098:2007 (ISO 1522:2006)
– Cân kỹ thuật, độ chính xác 0,1 g;
– Chảo, bay và bàn xoa inox;
– Ống đong, có dung tích 100 mL.
4.4.5. Cách tiến hành
Cân 150 g bột bả tường, chế tạo matit theo mục 3.2.
Lấy ba tấm chuẩn đã được chuẩn bị theo 4.4.3, bả một mặt bằng hai lớp matit vừa chế tạo (tổng khối lượng matit cho mỗi tấm từ 13 g đến 15 g), mỗi lớp cách nhau từ 1 min đến 5 min, sao cho bề mặt thật phẳng và nhẵn. Tấm mẫu để khô tự nhiên trong điều kiện phòng thí nghiệm ở nhiệt độ (27 ± 2) oC, sau 7 ngày đem đi thử độ cứng bề mặt và tính kết quả theo TCVN 2098:2007 (ISO 1522:2006).
4.5. Xác định cường độ bám dính
4.5.1. Nguyên tắc
Xác định lực kéo đứt lớn nhất vuông góc với bề mặt bám dính của mẫu matit trên nền thử.
4.5.2. Lấy mẫu
Theo mục 3
4.5.3. Tấm nền chuẩn để thử
Nếu không có quy định nào đặc biệt thì tấm nền chuẩn để thử được chế tạo từ vữa xi măng-cát đạt cường độ tối thiểu 10 MPa theo TCVN 4314:2003 và được dưỡng hộ theo TCVN 3121-11:2003.
Mỗi mẫu cần tối thiểu 3 tấm nền chuẩn để thử, kích thước: (150 x 100 x 10) mm.
4.5.4. Thiết bị và dụng cụ
– Thiết bị và dụng cụ kéo, theo 4.1.3 của TCVN 7899-2:2008 (ISO 13007-2:2005);
– Tủ sấy, có thể điều chỉnh nhiệt độ từ 200 oC đến 300 oC, chính xác đến ± 2 oC;
– Cân kỹ thuật, có độ chính xác 0,1 g;
– Chảo, bay và bàn xoa inox;
– Ống đong có dung tích 100 mL;
– Chậu nhựa có dung tích (5 ÷ 10) L;
– Khăn lau mềm;
– Nước máy.
4.5.5. Cách tiến hành
- Chế tạo matit theo mục 3.2 :Lấy chín tấm chuẩn đã được chuẩn bị ở 4.5.3, bả lên một mặt tấm chuẩn bằng hai lớp matit vừa chế tạo sao cho tổng khối lượng matit bả cho một tấm từ 28 g đến 33 g, mỗi lớp cách nhau 1 min đến 5 min, sao cho bề mặt thật phẳng và nhẵn. Các tấm mẫu để khô tự nhiên trong 7 ngày ở điều kiện phòng thí nghiệm ở nhiệt độ (27 ± 2) oC.
- Xác định cường độ bám dính ở điều kiện chuẩn: Lấy ba tấm mẫu đưa đi thử độ bám dính ở điều kiện chuẩn và tính kết quả theo 4.1.5 của TCVN 7899-2:2008 (ISO 13007-2:2005).
- Xác định cường độ bám dính sau 72 h ngâm trong nước: Lấy ba tấm mẫu ngâm ngập trong nước ở nhiệt độ (27 ± 2) oC theo chiều thẳng đứng, sau 72 h vớt mẫu ra, rửa và dùng khăn lau mềm thấm khô bề mặt các tấm mẫu. Để ổn định mẫu trong 24 h. Quan sát bề mặt ba tấm mẫu, nếu bề mặt lớp bả matit cứng, không bị bong rộp thì đưa đi thử độ bám dính và tính kết quả theo 4.1.5 của TCVN 7899-2:2008 (ISO 13007-2:2005).
- Xác định cường độ bám dính sau khi thử chu kỳ sốc nhiệt: Lấy ba tấm mẫu cho vào tủ sấy, sấy ở nhiệt độ (80 ± 5) oC. Cứ sau 1 h thì lấy các tấm mẫu thử ra, ngâm ngay vào chậu nước ở nhiệt độ thường và dùng vòi nước máy xả liên tục trong thời gian khoảng từ 5 min đến 7 min. Sau đó, lấy các tấm mẫu thử ra khỏi chậu nước, dùng khăn lau mềm thấm khô bề mặt và xung quanh tấm mẫu. Quan sát bề mặt matit dưới ánh sáng tự nhiên, nếu matit không có biểu hiện khác thường thì tiến hành thử tiếp Phép thử được lặp lại 50 lần như trên nhưng tổng thời gian thử mẫu liên tục không quá 10 ngày. Để mẫu ổn định trong 24 h. Quan sát bề mặt ba tấm mẫu, nếu bề mặt lớp bả matit cứng, không bị cong rộp thì đưa đi thử độ bám dính và tính kết quả theo 4.1.5 của TCVN 7899-2:2008 (ISO 13007-2:2005).
4.6. Báo cáo thử nghiệm
Trong báo cáo thử nghiệm bao gồm ít nhất các thông tin sau:
– Đơn vị thử nghiệm, kiểm tra.
– Tên, nhãn bột bả tường và đơn vị sản xuất.
– Phương pháp sử dụng.
– Các kết quả thử, bao gồm các kết quả của từng phép xác định và giá trị trung bình của nó.
– Bất kỳ thỏa thuận đặc biệt nào giữa các bên liên quan.
– Bất kỳ sai khác nào so với qui trình qui định.
– Các đặc điểm bất thường ghi nhận được trong lúc thử.
– Ngày thử nghiệm.
5. Ghi nhãn, bao gói, vận chuyển và bảo quản
5.1. Ghi nhãn
Trên bao bì sản phẩm gồm ít nhất các thông tin sau:
– Tên hàng hóa;
– Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa;
– Xuất xứ hàng hóa;
– Định lượng;
– Thành phần hoặc thành phần định lượng;
– Ngày sản xuất, hạn sử dụng, hạn bảo quản;
– Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản.
5.2. Bao gói
– Bột bả tường được bao gói bằng vật liệu cách ẩm, đảm bảo bền, không rách vỡ trong quá trình vận chuyển.
– Khối lượng mỗi bao do nhà sản xuất qui định nhưng sai lệch khối lượng phải đảm bảo theo quy định hiện hành.
5.3. Vận chuyển
Bột bả tường được vận chuyển bằng mọi phương tiện, đảm bảo có che chắn, chống mưa và ẩm ướt. Không được chở bột bả tường chung với các loại hóa chất khác có ảnh hưởng đến chất lượng bột bả tường.
5.4. Bảo quản
Bột bả tường được bảo quản trong kho có tường bao và mái che, nền kho phải khô ráo.
Tài liệu tham khảo tại : Thư viện pháp luật
III. Công bố chứng nhận hợp chuẩn bột bả tường
Doanh nghiệp sau khi được cấp giấy chứng nhận hợp chuẩn bột bả tường phù hợp TCVN 7239:2014. Cần soạn hồ sơ công bố hợp chuẩn gửi tới Chi cục tiêu chuẩn đo lường địa phương. Khi đó Chi cục TCĐL sẽ cấp phiếu tiếp nhận bản công bố hợp chuẩn .
Doanh nghiệp sử dụng giấy chứng nhận hợp chuẩn để quảng cáo trên các phương tiện: Catalog, Hồ sơ năng lực, Website…
thành phần hồ sơ và mẫu hồ sơ công bố hợp chuẩn
IV. Chi phí chứng nhận hợp chuẩn bột bả tường
a) Đối với doanh nghiệp sản xuất
Chi phí chứng nhận bao gồm: Chi phí đánh giá hệ thống đảm bảo chất lượng + Phí thử nghiệm sản phẩm.
- Hạch toán chi phí đánh giá xem bài viết: Chứng nhận hợp chuẩn và công bố hợp chuẩn.
- Chi phí thử nghiệm gạch PAMV báo giá theo chi phí của phòng thí nghiệm LAS-XD (liên hệ PAMV để được tư vấn chi phí thử nghiệm).
b) Đối với doanh nghiệp nhập khẩu
Chi phí bao gồm: Chi phí xem xét hồ sơ nhập khẩu + Phí thử nghiệm sản phẩm
- Chi phí xem xét hồ sơ nhập khẩu: Thông thường tính trên /1 tờ khai và giao động từ 2-3 triệu.
- Chi phí thử nghiệm tương tự phần a.