Chứng nhận bê tông trộn sẵn – TCVN 9304:2012 là hoạt động tự nguyện của doanh nghiệp giúp chứng minh được chất lượng sản phẩm cũng như khẳng định thương hiệu. Tuy nhiên trong 1 số trường hợp đặc biệt ( yêu cầu của khách hàng, yêu cầu trong hồ sơ thầu…) TCVN 9304:2012 đối với sản phẩm trở thành bắt buộc. Qua bài viết này ,PAMV sẽ cung cấp cho quý doanh nghiệp thông tin mới nhất về chứng nhận này.
Nội dung bài viết
I. Phạm vi áp dụng TCVN 9304:2012
Tiêu chuẩn này quy định yêu cầu kỹ thuật và nguyên tắc nghiệm thu đối với hỗn hợp bê tông trộn sẵn có khối lượng thể tích từ 2 200 kg/m3 đến 2 500 kg/m3 trên cơ sở xi măng, cốt liệu đặc chắc dùng thi công các kết cấu bê tông và bê tông cốt thép liền khối hoặc đúc sẵn.
II. Lợi ích khi chứng nhận và công bố hợp chuẩn
Chứng nhận hợp chuẩn sản phẩm bê tông trộn sẵn không phải là hoạt động bắt buộc như chứng nhận hợp quy. Tuy nhiên doanh nghiệp nên thực hiện chứng nhận hợp chuẩn để có được những lợi ích sau:
- Chứng minh chất lượng sản phẩm bê tông trộn sẵn của doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn TCVN 9304:2012.
- Đáp ứng yêu cầu của hồ sơ đấu thầu hoặc chủ thầu trước khi đưa sản phẩm vào công trình xây dựng.
- Tạo niềm tin với khách hàng và doanh nghiệp đối tác về chất lượng sản phẩm.
- Khẳng định thương hiệu doanh nghiệp với sản phẩm đạt tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 9304:2012.
- Tăng tính cạnh tranh của sản phẩm khi đưa ra thị trường.
III. Sản phẩm bê tông trộn sẵn
Phân loại
1:Theo tính công tác
Theo tính công tác hỗn hợp bê tông phân thành 3 nhóm mác: siêu cứng – SC, cứng – C và dẻo – D. Trong từng nhóm, tùy theo mức dễ đổ và dễ đầm, hỗn hợp bê tông được chia thành các mác như Bảng 1.
Bảng 1 – Mác hỗn hợp bê tông theo tính công tác
Mác hỗn hợp bê tông theo tính công tác |
Tính công tác xác định theo |
||
Độ cứng |
Độ dẻo |
||
Sụt côn |
Đường kính chảy xòe |
||
Hỗn hợp bê tông siêu cứng |
|||
SC |
Lớn hơn 50 |
– |
– |
Hỗn hợp bê tông cứng |
|||
C4 |
Từ 31 đến 50 |
– |
– |
C3 |
Từ 21 đến 30 |
– |
– |
C2 |
Từ 11 đến 20 |
– |
– |
C1 |
Từ 5 đến 10 |
– |
– |
Hỗn hợp bê tông dẻo |
|||
D1 |
4 và nhỏ hơn |
Từ 10 đến 40 |
– |
D2 |
– |
Từ 45 đến 95 |
– |
D3 |
– |
Từ 100 đến 150 |
– |
D4 |
– |
Từ 160 đến 220 |
Từ 260 đến 400 |
2: Theo mức độ hoàn chỉnh
Tùy theo mức độ hoàn chỉnh hỗn hợp bê tông phân loại như sau:
- Hỗn hợp bê tông trộn ướt (đã trộn nước);
- Hỗn hợp bê tông trộn khô (chưa trộn nước).
3: Các yêu cầu cơ bản đánh giá chất lượng
3.1 Hỗn hợp bê tông cần được sản xuất phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn này và các quy trình công nghệ được phê duyệt.
3.2 Hỗn hợp bê tông sản xuất phải bảo đảm đạt được các yêu cầu cơ bản đối với bê tông ở cả trạng thái hỗn hợp và khi đã đóng rắn về:
+ Tính công tác;
+ Cường độ bê tông (nén, kéo…)
+ Kích thước lớn nhất của hạt cốt liệu;
+ Thời gian đông kết;
+ Độ tách nước và tách vữa;
+ Hàm lượng bọt khí;
+ Khả năng bảo quản các tính chất của hỗn hợp bê tông theo thời gian (tính công tác, độ tách nước và tách vữa, hàm lượng bọt khí) khi có yêu cầu:
+ Khối lượng thể tích;
+ Các tính chất yêu cầu khác.
3.3 Nhà sản xuất phải bảo đảm chế tạo hỗn hợp bê tông đạt các chỉ tiêu chất lượng định trước của hỗn hợp bê tông phù hợp với điều kiện vận chuyển trong hợp đồng mua-bán.
3.4 Mức độ phân tầng (độ tách nước và độ tách vữa) của hỗn hợp bê tông không được vượt quá các giá trị quy định trong Bảng 2.
Bảng 2 – Giá trị giới hạn và độ phân tầng của hỗn hợp bê tông
Mác hỗn hợp bê tông theo tính công tác |
Độ phân tầng, %, không vượt quá các giá trị |
|
Độ tách nước |
Độ tách vữa |
|
SC |
0,1 |
2 |
Từ C4 đến C1 |
0,2 |
3 |
D1 và D2 |
0,4 |
3 |
D3 và D4 |
0,8 |
4 |
3.5 Lựa chọn thành phần hỗn hợp bê tông
Thành phần của hỗn hợp bê tông phải được xác định bởi phòng thí nghiệm được công nhận.
Khi sử dụng các phương pháp chọn thành phần bê tông theo tiêu chuẩn nước ngoài cần phải tuân thủ tính hệ thống trong các chỉ dẫn và các tiêu chuẩn áp dụng.
3.6 Đối với hỗn hợp bê tông trộn khô, độ ẩm của các vật liệu chế tạo không được lớn hơn 0,1 % theo khối lượng.
3.7 Yêu cầu kỹ thuật đối với vật liệu chế tạo hỗn hợp bê tông
3.7.1 Xi măng
Xi măng sử dụng chế tạo hỗn hợp bê tông trộn sẵn có thể là xi măng poóc lăng, xi măng poóc lăng hỗn hợp và phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật quy định trong các tiêu chuẩn tương ứng TCVN 2682:2009 và TCVN 6260:2009.
Khi sử dụng các loại xi măng khác, nhà sản xuất phải thỏa thuận trước với người sử dụng.
3.7.2 Cốt liệu
Cốt liệu dùng sản xuất hỗn hợp bê tông phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật quy định trong TCVN 7570:2006.
3.7.3 Nước trộn
Nước trộn hỗn hợp bê tông cần đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật quy định trong TCVN 4506:2012.
3.7.4 Phụ gia
a) Phụ gia hóa học
Phụ gia hóa học dùng cải thiện tính chất công nghệ của hỗn hợp bê tông và hoặc các tính chất cơ lý của bê tông phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật quy định trong TCVN 8826:2012 và phải thỏa thuận trước với người sử dụng.
b) Phụ gia khoáng
Phụ gia khoáng mịn và siêu mịn dùng cải thiện các tính chất công nghệ của hỗn hợp bê tông, các tính chất cơ lý và độ bền lâu của bê tông phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật quy định trong TCVN 8827:2012 hoặc các tiêu chuẩn yêu cầu kỹ thuật đối với các phụ gia khoáng khác (không phải là Silicafume và tro trấu nghiền mịn) và phải thỏa thuận trước với người sử dụng.
3.8 Định lượng và trộn
3.8.1 Xi măng, cốt liệu, phụ gia khoáng và phụ gia hóa học (dạng khô) được định lượng theo khối lượng. Sai số định lượng không vượt quá 2 % đối với cốt liệu và 1% đối với xi măng và phụ gia.
Chất lỏng (nước, phụ gia dạng nước) được định lượng theo thể tích hoặc theo khối lượng. Sai số định lượng không vượt quá 1% theo thể tích hoặc theo khối lượng.
3.8.2 Hỗn hợp bê tông tất cả các mác theo tính công tác cần được trộn trong các máy trộn cưỡng bức. Các hỗn hợp bê tông mác từ D1 đến D4 có thể trộn trong các máy trộn rơi tự do.
Hỗn hợp bê tông trộn khô phải được trộn trước bằng máy trộn cưỡng bức.
3.8.3 Vật liệu rời được cấp đồng thời vào máy trộn đang vận hành. Phụ gia hóa học dạng lỏng được cấp vào cùng với nước trộn. Liều lượng và cách sử dụng phụ gia cần tuân thủ theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Phụ gia hóa học dạng khô phải được trộn với nước trước khi sử dụng.
3.8.4 Thời gian trộn (tính từ thời điểm cấp xong vật liệu đầu vào đến thời điểm trộn được hỗn hợp bê tông đồng nhất) phải tuân theo hướng dẫn của nhà cung cấp thiết bị. Có thể tham khảo thời gian trộn cần thiết trong Phụ lục A.
3.9 Thiết bị vận chuyển
3.9.1 Hỗn hợp bê tông được vận chuyển đến người sử dụng bằng các thiết bị chuyên dùng.
Có thể dùng xe tự đổ vận chuyển hỗn hợp bê tông khi có thỏa thuận với người sử dụng.
3.9.2 Các phương tiện, thiết bị vận chuyển hỗn hợp bê tông phải đảm bảo loại trừ khả năng xâm nhập của nước mưa, phá vỡ độ đồng nhất, mất nước xi măng và tránh được các tác động trực tiếp của gió và bức xạ mặt trời.
Khi cần vận chuyển với quãng đường xa hoặc có yêu cầu bảo toàn tính công tác trong quá trình vận chuyển cần phải sử dụng phụ gia kéo dài thời gian đông kết, loại hóa dẻo hoặc siêu dẻo.
3.10 Nhiệt độ của hỗn hợp bê tông khi chuyển đến địa điểm theo yêu cầu của người mua và không nên vượt quá 300C.
Tham khảo thêm: Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9304:2012
IV. Công bố chứng nhận hợp chuẩn bê tông trộn sẵn
Doanh nghiệp sau khi được cấp giấy chứng nhận hợp chuẩn bê tông phù hợp TCVN 9304:2012. Cần soạn hồ sơ công bố hợp chuẩn gửi tới Chi cục tiêu chuẩn đo lường địa phương. Khi đó Chi cục TCĐL sẽ cấp phiếu tiếp nhận bản công bố hợp chuẩn .
Doanh nghiệp sử dụng giấy chứng nhận hợp chuẩn để quảng cáo trên các phương tiện: Catalog, Hồ sơ năng lực, Website…
thành phần hồ sơ và mẫu hồ sơ công bố hợp chuẩn: Tại đây
V. Chi phí chứng nhận hợp chuẩn bê tông trộn sẵn
a) Đối với doanh nghiệp sản xuất
Chi phí chứng nhận bao gồm: Chi phí đánh giá hệ thống đảm bảo chất lượng + Phí thử nghiệm sản phẩm.
- Hạch toán chi phí đánh giá xem bài viết: Chứng nhận hợp chuẩn và công bố hợp chuẩn.
- Chi phí thử nghiệm gạch PAMV báo giá theo chi phí của phòng thí nghiệm LAS-XD (liên hệ PAMV để được tư vấn chi phí thử nghiệm).
b) Đối với doanh nghiệp nhập khẩu
Chi phí bao gồm: Chi phí xem xét hồ sơ nhập khẩu + Phí thử nghiệm sản phẩm
- Chi phí xem xét hồ sơ nhập khẩu: Thông thường tính trên /1 tờ khai và giao động từ 2-3 triệu.
- Chi phí thử nghiệm tương tự phần a.