Tìm hiểu về tiêu chuẩn ESD S20.20 phiên bản 2021. Tất cả những điều doanh nghiệp cần chú ý khi thực hành kiểm soát phóng tĩnh điện.
Nội dung bài viết
1.ESD là gì
Lịch sử về khái niệm phóng tĩnh điện
Nhà khoa học Thales of Miletus là người đầu tiên đề cập đến khái niệm “phóng tĩnh điện”. Ông phát hiện ra rằng sau khi hổ phách được cọ xát, bụi và lá bị hút vào nó. Từ “tribo Electrical”, được đề cập sau này, bắt nguồn từ các từ tiếng Hy Lạp, tribo – nghĩa là “để chà xát” và elektros – có nghĩa là “hổ phách” (nhựa cây hóa thạch từ cây thời tiền sử). Khi các đặc tính của dòng điện được phát hiện vào những năm 1700, tĩnh điện trở thành thuật ngữ chỉ dạng điện cũ, phân biệt nó với các dạng điện mới.
Bạn đã bao giờ cầm tay vào nắm cửa và cảm nhận một dòng điện gây “tê” tay chưa? Hoặc quần áo mùa đông phát ra tia lửa “tách, tách”. Đó chính là do các thiết bị – vật liệu bị tĩnh điện gây ra.
Khái niệm ESD
Phóng tĩnh điện: Sự truyền điện tích tĩnh điện nhanh chóng, tự phát do trường tĩnh điện cao gây ra. Lưu ý: Thông thường, điện tích chạy qua tia lửa điện giữa hai vật thể ở các điện thế tĩnh điện khác nhau khi chúng tiến lại gần nhau. Chi tiết của các quá trình như vậy, chẳng hạn như tốc độ truyền điện tích, được mô tả trong các mô hình phóng tĩnh điện cụ thể.
Giải thích về sự phóng điện
Khi hai vật liệu được đặt tiếp xúc và sau đó tách ra, các electron mang điện tích âm được chuyển từ bề mặt của vật liệu này sang bề mặt của vật liệu kia. Vật liệu nào mất điện tử và vật liệu nào nhận điện tử sẽ phụ thuộc vào bản chất của hai vật liệu đó. Vật liệu mất electron trở nên tích điện dương, trong khi vật liệu nhận electron sẽ mang điện âm. Điện tích này có thể được chuyển từ vật liệu, tạo ra sự phóng tĩnh điện hoặc sự kiện ESD.
2. Tiêu chuẩn ANSI/ESD S20.20
Hiệp hội EOS / ESD, Inc là tổ chức duy nhất được Viện Tiêu chuẩn Quốc gia Hoa Kỳ (ANSI) công nhận để viết và sản xuất các tiêu chuẩn về tĩnh điện. Với hơn 15.869 tình nguyện viên đến từ 55 Quốc Gia trên Thế Giới. Họ phục vụ trong các Ủy ban Tiêu chuẩn của Hiệp hội, trình bày các tài liệu kỹ thuật tại Hội nghị chuyên đề EOS / ESD hàng năm.
Tiêu chuẩn ESD ADV 1.0: Thuật ngữ và định nghĩa – xem tại đây
Tiêu chuẩn đưa ra các khái niệm cơ bản:
- Phóng tĩnh điện;
- Bảo vệ phóng tĩnh điện;
- Tính nhạy cảm phóng tĩnh điện (ESDS);
- Khu vực được bảo vệ phóng tĩnh điện (EPA).
ESD TR20.20: Sổ tay ESD
ANSI / ESD S20.20 Tiêu chuẩn cho sự phát triển của chương trình kiểm soát phóng điện tĩnh điện (đây cũng là tiêu chuẩn để chứng nhận)
- Phiên bản đầu tiên năm 1999;
- Ban hành lần 2 năm 2007;
- Ban hành lần 3 năm 2014;
- Phiên bản hiện tại năm 2021.
Cho đến tháng 06 năm 2023 các Chứng nhận phải thực hiện theo phiên bản năm 2021.
Nguồn:esda.org
3. Đào tạo
Hoạt động đào tạo cho người mới, định kỳ theo kế hoạch:
- Nhận thức chung về khái niệm phóng tĩnh điện và các yêu cầu bảo vệ phóng tĩnh điện.
- Hướng dẫn sử dụng các thiết bị PPE: Quần áo, mũ, giày, dây đeo cổ tay, găng tay.
- Nhận biết các khu vực EPA và các biện pháp bảo vệ.
- Đào tạo đánh giá viên nội bộ.
4. Một số lưu ý về tiêu chuẩn kiểm soát phóng tĩnh điện
STT |
Điều kiện |
Tiêu chuẩn |
1 |
Hệ thống dây nối đất |
ANSI/ESD S6.1 |
2 |
Con người nối đất:
|
|
3 |
EPA:
|
|
5. Chứng nhận ESD
Bạn có thể tìm kiếm một cơ quan được chứng nhận không liên kết với EOS / ESD Association, Inc.
Những tổ chức Chứng nhận được hiệp hội kiểm soát phóng tĩnh điện công nhận bao gồm:
- ABS
- BSI
- BVQI
- DNV…
Xem chi tiết tổ chức CB ESD
PAMV cung cấp dịch vụ đào tạo và tư vấn “kiểm soát phóng tĩnh điện”. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào cần hỗ trợ hãy để lời nhắn cho Chúng Tôi.