ISO 21001:2018 – Hệ thống quản lý đối với tổ chức Giáo dục (EOMS). Bạn cần tư vấn áp dụng tiêu chuẩn này đủ điều kiện tham gia các dự án giáo dục hay vận hành hiệu quả theo khung Quốc tế Châu Âu (EQAVET). 11 nguyên tắc quan trọng nhất bạn phải hiểu rõ.
Nội dung bài viết
Tiêu chuẩn ISO 21001:2018 (TCVN ISO 21001:2019)
- Được phát hành ngày 01 tháng 05 năm 2018 với tên gọi: Tổ chức giáo dục – Hệ thống quản lý đối với tổ chức giáo dục – Các yêu cầu và hướng dẫn sử dụng.
- Tiêu chuẩn này cung cấp công cụ quản lý chung cho các tổ chức cung cấp sản phẩm và dịch vụ giáo dục có thể đáp ứng yêu cầu của người học và các bên quan tâm khác.
Tại sao cần áp dụng tiêu chuẩn EOMS
- a) cần chứng tỏ khả năng của mình trong việc hỗ trợ đạt được và phát triển năng lực thông qua giảng dạy, học tập hoặc nghiên cứu;
- b) hướng tới nâng cao sự thỏa mãn của người học, các bên hưởng lợi khác và nhân viên thông qua việc áp dụng có hiệu lực EOMS, bao gồm cả các quá trình cải tiến hệ thống và đảm bảo sự phù hợp với các yêu cầu của người học và các bên hưởng lợi khác.
Tổ chức giáo dục nào có thể áp dụng EOMS
- Tiêu chuẩn mang tính khái quát và có thể áp dụng cho bất kỳ tổ chức nào sử dụng chương trình giảng dạy để hỗ trợ phát triển năng lực thông qua giảng dạy, học tập hoặc nghiên cứu, không phân biệt loại hình, quy mô hay phương pháp cung cấp. Ví dụ có thể là: Trường học (mầm non, tiểu học, trung học, đại học – sau đại học), viện đào tạo, các tổ chức cung cấp dịch vụ đào tạo – dạy nghề, trung tâm đào tạo…
- Tiêu chuẩn này có thể được áp dụng cho các tổ chức giáo dục nằm trong các tổ chức lớn hơn có hoạt động chính không phải là giáo dục, chẳng hạn như các cơ quan đào tạo chuyên môn. Ví dụ có thể là trung tâm, ban đào tạo của một doanh nghiệp, cơ quan quản lý…
- Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các tổ chức chỉ sản xuất hoặc chế tạo sản phẩm giáo dục. Ví dụ có thể là: sản xuất đồ chơi dạy học, thiết bị dạy học…
So sánh yêu cầu ISO 21000 và EQAVET
Hài hòa với các tiêu chuẩn Quốc tế trên thế giới (EQAVET): Khung Đảm bảo Chất lượng của Châu Âu đối với Giáo dục và Đào tạo nghề.
Bảng so sánh giữa ISO 21001 và EQAVET (Khung tham chiếu đảm bảo chất lượng châu Âu cho giáo dục và đào tạo nghề).
TCVN ISO 21001 |
EQAVET |
4.1 |
P1 |
4.2 b) |
P2, P7, P8 |
4.3 |
P2, P7, P8 |
4.4.1 c) |
P3 |
4.4.1 d) |
I1 |
4.4.1 e) |
P4 |
4.4.1 g) |
P9 |
5.1.1 b) |
P1 |
5.1.1 e) |
I1 |
5.1.1 h) |
P7 |
5.2.1 b) |
P1 |
5.2.1 i) |
P2, P7 |
5.2.2 |
P6 |
5.3 |
P4, P6 |
6.1.1 c) |
A1 |
6.2.1 |
P3 |
6.2.1 f) |
P6 |
6.2.2 b) |
I1 |
6.3 |
I5 |
7.1.1 |
I1 |
7.1.1.1 b) |
I2, I3 |
7.1.2 |
P4, I1 |
7.1.3 |
I1 |
7.1.4 |
I1 |
7.1.5.1 |
P3, P10, I6, A1 |
7.1.6 |
P5, I4 |
7.2 |
I2, I3 |
7.3 |
P6 |
7.4 |
R1 |
7.4.2 a) |
P2, P5, P7, P8 |
7.4.2 b) |
P6 |
8.1.1 |
P3, P10, I6, A1 |
8.2.1 a) |
P2 |
8.2.1 c) |
P1 |
8.2.2 |
P2, P7, P8 |
8.2.2 e) |
I1 |
8.3.2 e) |
P4 |
8.3.2 f) |
I1 |
8.3.2 h) |
P8 |
8,3.2 j) |
P10 |
8.3.4.1 |
A1 |
8.3.4.3 |
A1 |
8.3.4.3 c) |
I1 |
8.3.5 |
A1 |
8.4.1 |
A1 |
8.4.2 |
A1 |
8.5.1 |
A1 |
8.5.1 b) |
I1 |
8.5.1 c) |
I6 |
8.5.6 |
R3, R4 |
8.7 |
A1 |
9.1.1 |
A1, A3, A4, R2 |
9.1.2.1 |
A5, R2 |
9.1.3 |
A2, A3 |
9.1.4 |
P2, P7, P10, I6, A2 |
9.1.5 |
P10, I6, A2 |
9.2.2 a) |
R2, R3 |
9.3.1 |
R4 |
9.3.2 |
P9, R3 |
9.3.2 c)1) |
A5 |
9.3.2 d) |
I1 |
9.3.2 g) |
A5 |
9.3.3 |
P9, I5, R3 |
9.3.3 c) |
I1 |
10.2 |
P9, I5, R3 |
10.3 |
P9, I5, R3 |
11 Nguyên tắc quan trọng trong ISO 21001:2019
- a) hướng vào người học và các bên hưởng lợi khác;
- b) lãnh đạo có tầm nhìn;
- c) sự tham gia của mọi người;
- d) cách tiếp cận theo quá trình;
- e) cải tiến;
- f) quyết định dựa trên bằng chứng;
- g) quản lý mối quan hệ;
- h) trách nhiệm xã hội;
- i) khả năng tiếp cận và sự bình đẳng;
- j) ứng xử có đạo đức trong giáo dục;
- k) an toàn và bảo vệ dữ liệu.
Một số định nghĩa và thuật ngữ trong tiêu chuẩn EOMS
Bên quan tâm: Cá nhân hoặc tổ chức có thể ảnh hưởng, chịu ảnh hưởng hoặc tự cảm thấy bị ảnh hưởng bởi một quyết định hay hoạt động của tổ chức giáo dục.
Bên hưởng lợi: Người hoặc nhóm người thu được lợi ích từ sản phẩm và dịch vụ của tổ chức giáo dục và tổ chức giáo dục có nghĩa vụ phục vụ theo sứ mệnh của mình:
- Người học;
- Nhân viên;
- Cha mẹ và người giám hộ;
- Chính phủ;
- Nhà cung cấp bên ngoài và Nhà cung ứng;
- Thị trường lao động;
- Đối thủ cạnh tranh.
Yêu cầu đối với giáo dục mầm non (ECE) theo ISO 21000
A.2 Nguyên tắc
Tổ chức phải tôn trọng quyền trẻ em theo Công ước của Liên hợp Quốc về Quyền trẻ em. Tổ chức phải chú trọng vào việc vui chơi, tính tự chủ, tình cảm, sự hợp tác, tính sáng tạo, niềm vui và sự tự tin của trẻ em.
A.3 Cơ sở vật chất
Cơ sở vật chất do tổ chức thiết lập phải bao gồm:
- a) nguồn lực học tập cho ECE;
- b) cơ sở vật chất cho việc vui chơi;
- c) cơ sở vật chất cho việc chăm sóc ban ngày.
A.4 Năng lực
Khi thích hợp, tổ chức phải cung cấp đào tạo chuyên môn cho giáo viên ở ECE
A.5 Trao đổi thông tin
Tổ chức phải thiết lập phương pháp trao đổi thông tin với cha mẹ, giáo viên và người bảo vệ trong đó dòng thông tin và việc kiểm soát an toàn cho trẻ được đảm bảo.
A.6 Kế hoạch học tập cá nhân:
Tổ chức phải xây dựng các kế hoạch cá nhân thích hợp với đánh giá về nhu cầu và mong đợi của trẻ và gia đình trẻ và xem nhóm trẻ là một tổng thể. Kế hoạch này phải được xây dựng theo các khoảng thời gian đều đặn và phải được duy trì bằng thông tin dạng văn bản.
A.7 Nhận và trả trẻ
Tổ chức phải thiết lập và thực hiện quá trình cho việc nhận và trả trẻ và lưu giữ thông tin dạng văn bản về các hoạt động này.
A.7.1 Nhận trẻ
Tổ chức phải:
- a) phân công người chịu trách nhiệm đối với việc nhận trẻ và địa điểm diễn ra hoạt động này;
- b) khuyến khích việc trao đổi thông tin giữa người được phân công và gia đình của trẻ.
A.7.2 Trả trẻ
Tổ chức phải:
- a) phân công người chịu trách nhiệm đối với việc trả trẻ và địa điểm diễn ra hoạt động này;
- b) khuyến khích việc trao đổi thông tin giữa người được phân công và gia đình của trẻ;
- c) đảm bảo rằng trẻ chỉ được trả cho người được cho phép;
- d) xác định các quy tắc đối với các trường hợp ngoại lệ khi trẻ cần được giao cho người không phải là người được cho phép trong hồ sơ cá nhân của trẻ;
- e) xác định các điều kiện vệ sinh mà trẻ cần được trả cho người được cho phép.
A.8 Chăm sóc vệ sinh
Tổ chức phải:
- a) xác định các chăm sóc vệ sinh đầy đủ theo nhu cầu cá nhân của từng trẻ;
- b) khuyến khích việc tự chủ tiến bộ của trẻ về vệ sinh cá nhân;
- c) đảm bảo từng đứa trẻ đều có các nguồn lực cá nhân cho việc vệ sinh cá nhân;
- d) lưu giữ thông tin dạng văn bản về vệ sinh cá nhân và hoạt động chăm sóc của từng trẻ.
A.9 Chăm sóc khi ốm hoặc tai nạn
- Tổ chức phải xác định cách thức hành động trong các trường hợp trẻ bị ốm hoặc tai nạn và phải lưu giữ thông tin dạng văn bản về các trường hợp này.
- Tổ chức giáo dục phải xác định các quy tắc quản lý thuốc cho trẻ. Hoạt động này phải được hỗ trợ thông qua bản ủy quyền có chữ ký của cha mẹ trẻ hoặc người được ủy quyền khác kèm theo đơn thuốc của bác sỹ khi cần.
- Tất cả các loại thuốc đều phải được nhận biết và xử lý, lưu trữ an toàn.
- Tổ chức phải lưu giữ thông tin dạng văn bản về loại thuốc được quản lý, bao gồm liều dùng, trình bày, đường dùng và thời gian dùng thuốc.
A.10 Tài liệu, thiết bị và không gian vui chơi sư phạm
- Tài liệu, thiết bị và không gian vui chơi sư phạm phải thích hợp với lứa tuổi và hoàn cảnh của trẻ.
- Tổ chức phải xác định tần suất, phương pháp và nhân sự thích hợp để đảm bảo vệ sinh của tài liệu, thiết bị và không gian.
- Tổ chức phải duy trì thông tin dạng văn bản về các hoạt động vệ sinh liên quan đến tài liệu, thiết bị và không gian.
A.11 Quản lý hành vi và ngăn ngừa sự lạm dụng và bất cẩn đối với trẻ em
Tổ chức giáo dục phải thiết lập và duy trì thông tin dạng văn bản về cách thức quản lý hành vi của trẻ và thúc đẩy sự thoải mái chung cho trẻ, bao gồm:
- a) hành động nhằm ngăn ngừa lạm dụng và bất cẩn đối với trẻ, cả từ nhân viên và bạn học;
- b) nhận biết các vấn đề liên quan đến lạm dụng và bất cẩn với trẻ;
- c) hành động để giải quyết các vấn đề được nhận diện về lạm dụng và bất cẩn với trẻ cả ở tổ chức giáo dục và ở nhà, bao gồm cả phương pháp báo cáo cho cơ quan có thẩm quyền liên quan.
CHÚ THÍCH 1: Lạm dụng và bất cẩn với trẻ có thể bao gồm bạo lực về thể chất và tâm lý.
NOTE 2 EOMS có thể thúc đẩy nhận thức về việc ngăn ngừa lạm dụng và bất cần với trẻ em.
ISO 21001 và dịch vụ của PAMV
Setup quy trình quản lý đáp ứng các yêu cầu tiêu chuẩn và phụ lục từ A đến G. Nếu Bạn gặp khó khăn nào trong quá trình triển khai. Hãy nhắn tin cho PAMV để được giải đáp thắc mắc.